Cách tính chi phí xây nhà nhanh và hiệu quả sẽ giúp bạn dễ dàng kiểm soát được ngân sách và phân bổ tài chính cho từng hạng mục phù hợp. Ngoài ra còn có những yếu tố khác ảnh hưởng đến chi phí xây nhà bạn cũng nên biết. Hãy cùng EnBasic tham khảo ngay bài viết dưới đây để trang bị thêm kiến thức về công thức tính chi phí nhé.
Mục đích của việc tính chi phí xây nhà
Khi xây nhà, việc phát sinh các khoản chi phí là không thể tránh khỏi. Nếu bạn không tính chi tiết và cẩn thận các khoản phí mình sẽ phát sinh khi xây nhà thì bạn sẽ rất dễ chi tiêu vượt ngân sách mình đã lên kế hoạch trước. Vậy nên, việc dự tính chi phí là điều bạn cần phải làm trước khi lên kế hoạch xây nhà, giúp bạn chuẩn bị đủ tài chính, quyết định mức đầu tư phù hợp với khả năng và đàm phán với nhà thầu hiệu quả hơn.
Các khoản chi phí xây nhà
Để xây dựng và hoàn thiện một ngôi nhà đã phát sinh nhiều chi phí. Những chi phí thường gặp như:
- Chi phí thuê đơn vị tư vấn, thiết kế
- Chi phí xin giấy phép xây dựng nhà ở
- Chi phí tháo dỡ nhà cũ (nếu có)
- Chi phí thi công móng tùy vào điều kiện nền đất bạn muốn xây nhà
- Chi phí thi công xây dựng (bao gồm chi phí trả cho công nhân, máy móc, nguyên vật liệu, nội thất)
- Chi phí dự phòng phát sinh
Cách tính chi phí xây nhà chi tiết nhất bạn có thể tham khảo
Hiện nay, có rất nhiều cách tính chi phí xây nhà, nhưng 3 công thức tính đơn giản và được sử dụng phổ biến hiện nay là tính theo diện tích xây dựng, tính chi phí móng và tính đơn giá theo m². Để rõ hơn về các công thức tính chi phí xây nhà, bạn có thể tham khảo qua những nội dung dưới đây.
Tính diện tích xây dựng
Cách tính chi phí xây nhà theo diện tích xây dựng áp dụng theo công thức: Chi phí xây nhà = Diện tích xây dựng (giá) x đơn giá/m²
Theo đó, các hạng mục cần tính theo giá bao gồm:
- Phần móng được tính 20-50% diện tích xây dựng tầng trệt (phụ thuộc theo từng loại móng khác nhau)
- Tầng trệt, lầu được tính 100% diện tích xây dựng
- Phần mái tính 30% nếu là mái tôn, 50% với mái bằng và 70% nếu là mái ngói. Nếu mái ngói bê tông cốt thép thì tính bằng 100% diện tích mặt nghiêng hay mái ngói và kèo sắt thì tính 70% diện tích.
- Phần sân tính 100% diện tích dưới 15m², 70% diện tích dưới 30m² và 50% diện tích trên 30m².
- Diện tích của ban công phụ thuộc vào lộ giới đường. Nếu xây ban công có mái che thì tính 70% diện tích, ban công được xây với tường cao bao quanh tính 100% diện tích, còn ban công không xây mái che thì tính 50% diện tích
- Phần hầm thường được tính như sau: Tính 170% diện tích với hầm có độ sâu nhỏ hơn 1.8m; 200% diện tích với hầm sâu nhỏ hơn 2m; 250% diện tích hầm có độ sâu lớn hơn 2m.
Cách tính chi phí xây nhà theo từng loại móng
Tùy vào từng loại móng cũng như đơn vị thi công có cách tính phần móng khác nhau. Bạn có thể tham khảo tiêu chuẩn tính chi phí móng cơ bản như sau:
- Móng đơn tính 20% diện tích.
- Móng băng tính 50% diện tích với loại một phương, móng băng hai phương tính 70% diện tích.
- Móng cọc bê tông cốt thép được tính = (Đơn giá/m² x số lượng cọc x chiều dài cọc) + Nhân công ép cọc + (0.2 x diện tích tầng 1 x đơn giá phần thô).
- Móng cọc trên nền khoan nhồi được tính = (Đơn giá/m² x số lượng cọc x chiều dài cọc) + (0.2 x diện tích tầng 1 x đơn giá phần thô).
Cách tính chi phí xây nhà theo m²
Tính chi phí theo m² hiện rất được nhiều đơn vị thi công áp dụng vì cách tính đơn giản, dễ thực hiện và kết quả khá chính xác. Để tính chi phí xây nhà sau khi tính toán được diện tích xây dựng, bạn chỉ cần đem kết quả tính toán được nhân với đơn giá/m² rồi cộng với các khoản chi phí phát sinh khác. Đơn giá xây dựng theo m² được quyết định tùy vào từng đơn vị thi công. Bạn có thể tham khảo giá thị trường dưới đây:
- Đơn giá xây dựng phần thô (nhà phố, biệt thự) dao động khoảng 3.500.000 VNĐ – 3.800.000 VNĐ.
- Đơn giá xây dựng trọn gói từ 4.600.000 VNĐ đến 7.800.000 VNĐ.
7 điều về chứng chỉ năng lực xây dựng có thể bạn chưa biết
Tiết kiệm chi phí xây nhà bằng cách nào?
Trước khi bắt đầu tiến hành xây dựng nhà ở, bạn cũng nên cân nhắc đến một vài yếu tố ảnh hưởng đến chi phí. Nhiều người lầm tưởng rằng việc tiết kiệm chi phí thường là cắt giảm nguyên vật liệu, xây diện tích nhỏ lại,… Đó chỉ là một phần, phần khác là cách mình lựa chọn phần đất, nhà thầu và phong cách xây nhà như thế nào.
Chọn mảnh đất dễ xây
Khi lựa chọn mảnh đất để xây nhà, bạn nên tránh những phần đất lồi lõi, xuất hiện nhiều đất đá và nước. Vì khi bạn chọn địa hình như vậy, bạn sẽ phải bỏ thêm chi phí để thuê nhân công dọn dẹp phần đất đó trước khi xây dựng. Bạn có thể tham khảo việc lựa chọn nơi bằng phẳng, giao thông thuận tiện, gần những nơi như chợ, siêu thị,… Xây nhà ở khu vực đó sẽ giúp bạn thuận tiện hơn nhiều trong khi xây dựng.
Chọn phong cách ngôi nhà
Bạn nên lựa chọn phong cách thiết kế ngôi nhà của mình trước khi tiến hành thuê đơn vị thi công, vì phong cách sẽ quyết định chi phí bạn sẽ bỏ ra. Nếu bạn muốn xây biệt thự với phong cách cổ điển thì tất nhiên chi phí xây dựng sẽ đắt hơn nhiều so với xây nhà phong cách đơn giản, hiện đại. Bạn cần cân nhắc tài chính và khoản chi phí bạn dự tính chi ra trước khi quyết định phong cách ngôi nhà của riêng mình.
Thuê đơn vị, công ty thiết kế, kiến trúc sư uy tín
Bạn có thể tham khảo chọn đơn vị thiết kế, thi công qua bạn bè, người thân, các bài review trên hội nhóm,… để có thể lựa chọn công ty uy tín và phù hợp với điều kiện của bản thân. Việc lựa chọn đơn vị đối tác xây dựng rất quan trọng, nếu bạn đang có nhu cầu xây dựng nhà ở nhưng vẫn chưa tìm được công ty uy tín thì hãy cân nhắc EnBasic. Khi đến EnBasic bạn sẽ được tư vấn nhiệt tình, cũng như được công ty giới thiệu những dự án, mẫu nhà phố, biệt thự mà công ty đã tiến hành thiết kế, thi công.
Chọn thời gian khởi công
Tâm lý chủ nhà ai cũng muốn xây dựng càng nhanh càng tốt, vì nó sẽ tiết kiệm được chi phí phát sinh. Do vậy, để công trình hoàn thành đúng tiến độ, lựa chọn thời điểm khởi công cũng là yếu tố quan trọng. Bạn nên bắt đầu xây dựng vào mùa hè thay vì mùa đông, vì thời tiết nắng ráo sẽ thuận lợi hơn rất nhiều khi so với thời tiết mưa lạnh. Việc lựa chọn thời gian khởi công cũng sẽ giúp bạn hạn chế việc thi công bị gián đoạn, tối ưu chi phí khi xây dựng.
Cập nhật: Đơn giá thiết kế nhà phố tại Đà Nẵng
Bài viết trên được EnBasic tổng hợp thông tin về những cách tính chi phí xây nhà đơn giản và phổ biến nhất hiện nay. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về những phương pháp tính toán chi phí hiệu quả, tối ưu. Cảm ơn bạn đã theo dõi và hẹn gặp lại bạn vào các bài viết tiếp theo nhé.