Nguyên tắc và kỹ thuật xây tường gạch mới nhất 2024

Kỹ thuật xây tường gạch là một trong những kỹ năng cơ bản và quan trọng trong quá trình xây dựng. Việc xây dựng tường gạch ảnh hưởng trực tiếp đến độ chắc chắn, an toàn và thẩm mỹ của toàn bộ công trình. Do đó, việc nắm vững các kỹ thuật này giúp bạn thực hiện công việc xây tường gạch chuyên nghiệp và đạt hiệu quả cao. Cùng EnBasic tìm hiểu bài viết này để nắm rõ quy trình xây tường gạch và vận dụng vào công trình.

Khái niệm tường gạch xây tường

Xây tường gạch là công việc được thực hiện bằng tay và không sử dụng máy móc trong quy trình này. Tường gạch được xây dựng bằng cách xếp các viên gạch theo từng lớp, kết hợp với vữa xi măng để tạo thành tường nhà chắc chắn. Bên cạnh đó, việc xây tường gạch giúp che phủ, ngăn cách các không gian nội thất và giúp công trình bền bỉ hơn. Ngoài ra, tường gạch còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ của thiết kế kiến trúc cho công trình, tạo nên phong cách riêng biệt cho gia chủ.

nhà 3 tầng đang xây dựng
Xây tường gạch là công việc được thực hiện bằng tay và không sử dụng máy móc

Lựa chọn loại vật liệu phù hợp

Khi xây dựng một công trình, việc lựa chọn loại vật liệu phù hợp là rất quan trọng. Các yếu tố cần cân nhắc bao gồm độ bền, khả năng chịu lực của vật liệu, tính thẩm mỹ, chi phí,… Tùy theo mục đích sử dụng mà các chủ đầu tư lựa chọn loại vật liệu phù hợp nhất.

Loại gạch xây

Hiện nay, trên thị trường Đà Nẵng có nhiều loại gạch xây phổ biến cho nhà phố như gạch Đại Hiệp, Đại Hưng, Điện Ngọc, Bình Định, Kon Tum. Những loại gạch này có kích thước, hình dáng và bề mặt khác nhau. Tuy nhiên, dựa trên kinh nghiệm của EnBasic, những loại gạch như Bình Định, Điện Ngọc và Kon Tum được đánh giá là phù hợp nhất ở khu vực Miền Trung và Tây Nguyên, với các lý do sau:

  • Kích thước gạch vừa phải, phù hợp cho việc xây thủ công.
  • Kích thước đảm bảo chất lượng.
  • Bề mặt có vân lõm tăng độ dính bám khi thi công.
  • Màu sắc tươi và độ đặc chắc tốt.

Thảm khảo kích thước các loại gạch hiện nay:

  • Gạch Điện Ngọc: 70x95x160mm
  • Gạch Bình Định: 70x110x175mm
  • Gạch Kon Tum: 70x105x175mm
nhà 3 tầng đang xây dựng
Có nhiều loại gạch xây như gạch Đại Hiệp, Đại Hưng, Điện Ngọc, Bình Định, Kon Tum – kỹ thuật xây tường gạch

Loại cấp phối vữa xây

Vữa xây là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng và độ bền của công trình. Các thành phần chính của vữa xây bao gồm xi măng, cát, nước và phụ gia (nếu cần). Tuy nhiên, với vật liệu xi măng và cát có tiêu chuẩn chọn lựa sau:

  • Cát xây: Đảm bảo các tiêu chí về độ mịn và độ sạch. Ở Đà Nẵng, thường sử dụng cát Hà Nha, đáp ứng tốt về tiêu chuẩn chất lượng.
  • Xi măng: Hiện nay thị trường có đầy đủ các loại xi măng chất lượng tốt để sử dụng trong xây dựng dân dụng, như Xi măng Sông Gianh, Kim Đỉnh, Hải Vân,….

Tùy thuộc vào loại công trình, yêu cầu chất lượng và độ lớn của cát, tỷ lệ phối xây sẻ chia thành 3 loại cát như sau:

Cát thô (có độ mịn > 2mm)

Vật liệu

Vữa xây mac 75 Vữa xây mac 100

Xi măng PCB30

1 bao 1 bao
Cát  10 thùng

8 thùng

Nước 2 thùng

2 thùng

 

Cát trung bình (có độ mịn từ 1.5mm đến 2mm)

Vật liệu

Vữa xây mac 75 Vữa xây mac 100

Xi măng PCB30

1 bao

1 bao

Cát  9.5 thùng

7 thùng

Nước 2 thùng

2 thùng

 

Cát mịn (có độ mịn < 1.4mm)

Vật liệu

Vữa xây mac 75 Vữa xây mac 100

Xi măng PCB30

1 bao 1 bao
Cát  12 thùng

10.5 thùng

Nước 2 thùng

1.5 thùng

Phụ gia 0

1 thùng

* Trong đó:

  • Thùng: được tính bằng lít, 1 thùng = 18 lít
  • Bao: được tính bằng kg, 1 bao = 50kg
  • Phụ gia: Gồm hỗn hợp các hợp chất hữu cơ và vô cơ có nguồn gốc tự nhiên. Khi trộn với lượng nhỏ sẽ làm tăng tính năng kỹ thuật của bê tông hay vữa xây dựng.

Công dụng của xây tường gạch trong xây dựng

Xây dựng tường gạch là một trong những kỹ thuật xây dựng phổ biến nhất trong lĩnh vực xây dựng. Tường gạch không chỉ là thành phần then chốt của khung kết cấu công trình, mà còn đảm nhận nhiều vai trò quan trọng khác.

  • Phân chia không gian: Tường gạch phân chia không gian bên trong công trình thành các phòng, khu vực riêng biệt.
  • Chức năng che chắn: Tường gạch là bức tường che chắn, ngăn cách công trình với môi trường bên ngoài như thời tiết, môi trường.
  • Cách nhiệt, cách âm: Tường gạch có khả năng cách nhiệt, cách âm tốt, giúp điều hòa nhiệt độ và giảm tiếng ồn.
thợ đang xây ngăn tường
Tường gạch phân chia không gian bên trong công trình thành các phòng, khu vực riêng biệt.

Chuẩn bị để xây tường gạch

Xây dựng tường gạch là một kỹ thuật xây dựng quan trọng ảnh hưởng đến toàn bộ kết cấu ngôi nhà, nên cần chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi tiến hành. Những việc cần làm trước khi xây tường gạch bao gồm tổng kết số lượng gạch cần xây, tưới ẩm gạch và dọn dẹp mặt bằng.

Tính số lượng gạch cần thiết để xây tường

Số lượng gạch cần phải được tính toán dựa trên kích thước của tường, chiều cao, độ dày và số lượng tầng. Không nên để thiếu gạch trong quá trình thi công, vì điều này có thể gây gián đoạn công việc và ảnh hưởng đến tiến độ xây dựng. Cách tính số lượng gạch cần thiết cho công trình cần xây một tường gạch ở tầng 1 với các thông số như sau:

  • Chiều dài tường: 10m
  • Chiều cao tường: 3m
  • Độ dày tường: 20cm

Để tính toán số lượng gạch cần thiết, ta có thể sử dụng công thức:

Số lượng gạch = (Chiều dài tường x Chiều cao tường x Độ dày tường) / (Kích thước gạch)

Giả sử kích thước của mỗi viên gạch là 20cm x 10cm x 5cm.

Số lượng gạch = (10m x 3m x 0,2m) / (0,2m x 0,1m x 0,05m) = 300 viên gạch

thợ đang xây tường gạch
Số lượng gạch cần phải được tính toán dựa trên kích thước của tường, chiều cao, độ dày và số lượng tầng.

Tạo độ ẩm cho gạch và dọn dẹp mặt bằng sạch sẽ

Trước khi xây, cần tưới ẩm đều các viên gạch trước khoảng 6-12 giờ để giúp gạch dễ bám dính khi xây. Mặt bằng xây dựng cũng cần được dọn dẹp sạch sẽ, loại bỏ mọi vật cản giúp quá trình xây tường được thuận lợi hơn.

tưới ẩm gạch
cần tưới ẩm đều các viên gạch trước khoảng 6-12 giờ để giúp gạch dễ bám dính khi xây.

Kỹ thuật xây tường gạch chuẩn

Xây tường gạch là một kỹ thuật quan trọng đòi hỏi sự tỉ mỉ và kinh nghiệm từ người thợ xây dựng. Việc làm sai lệch các bước kỹ thuật có thể dẫn đến hậu quả như tường không đủ vững chắc, dễ bị sụp đổ hoặc nứt vỡ. Do đó, EnBasic đã tổng hợp 9 bước “then chốt” để xây tường gạch tránh ảnh hưởng đến chất lượng công trình.

Bước 1. Xác định vị trí của tường

Để bắt đầu xây tường, cần xác định chính xác vị trí xây tường dựa trên bản vẽ thiết kế. Dùng dây và cọc để đánh dấu rõ ràng ranh giới của tường.

Bước 2. Khoan cấy thép râu vào trụ

Tại các góc tường và vị trí cần gia cố, khoan những lỗ sâu để cắm các thanh “râu” bằng thép. Khoảng cách để khoan cấy thép râu tường là khoảng 30-50cm/1 đoạn với tần suất lắp 1 hay 2 thép râu tùy vào độ dày của tường.

căng dây để đo vị trí xây tường
Dùng dây và cọc để đánh dấu rõ ràng ranh giới của tường.

Bước 3. Căng dây lèo và dây làm để đảm bảo xây tường thẳng

Dùng dây căng ngang và dọc để kiểm soát độ thẳng của tường trong quá trình xây.

Bước 4. Xây tường gạch

Sau khi đã thực hiện các bước trên, thợ sẽ bắt đầu thi công xây tường. Hiện nay, có 2 kết cấu tường là tường 1 lớp và tường 2 lớp, với mỗi tường sẽ có quy cách xây như sau:

  • Đối với tường 1 lớp, khi chiều cao của tường không vượt quá 2,5m, thực hiện thêm một lớp giằng dày khoảng 8-10cm để giữ cho tường có độ vững chắc hơn.
  • Đối với việc xây tường 2 lớp, sau khi đặt 5 hàng gạch, cần phải xoay trục của những viên gạch thẻ để tái tạo lại mạch vữa và đảm bảo rằng khối gạch được chắc chắn.

Ngoài ra, khi xây góc tường, việc chú ý đến cách sắp xếp gạch là rất quan trọng để tránh tình trạng tường bị nứt ở những vị trí này. Ngoài ra, việc xây ở đỉnh tường nên sử dụng gạch thẻ và xây nghiêng với góc từ 45-60 độ để kết cấu chắc chắn.

thợ đang xây tường
Đối với tường 1 lớp, thực hiện thêm một lớp giằng dày khoảng 8-10cm để giữ cho tường có độ vững chắc hơn.

Bước 5. Mạch vữa xây tường gạch

Gạch xây tường được đặt vị trí so le, các viên trên sẽ nằm giữa hay tối thiểu 1/3 viên gạch dưới để đảm bảo các mạch không bị trùng nhau. Ở mạch vữa xây tường bao phải đảm bảo kín, đều mạch, mạch vữa dày từ 1-1.5cm.

Bước 6. Kỹ thuật xây tường gạch ở vị trí lỗ cửa

Đối với vị trí tường gạch kết thúc tại lỗ cửa, cần có thi công hợp lý để đảm bảo đủ tường chịu lực và thuận lợi cho công tác lắp đặt cửa đi sau này. Giải pháp như cạnh cửa phải được xây bằng tường gạch thẻ hay đổ bê tông toàn bộ khối ở vị trí này để tăng sức chịu lực.

nhà đang xây dựng
cạnh cửa phải được xây bằng tường gạch thẻ hay đổ bê tông toàn bộ khối ở vị trí này để tăng sức chịu lực.

Bước 7. Kiểm tra các vị trí lanh tô cửa

Lanh tô cửa (thanh dầm đỡ tường) có thể được chuẩn bị sẵn hoặc đổ tại chỗ. Khi thực hiện đặt lanh tô cửa này cần đảm bảo 2 tiêu chí:

  • Kích thước và tiêu chuẩn kỹ thuật như sử dụng vật liệu như thép, mác bê tông, phù hợp với dạng công trình.
  • Lanh tô có chiều dài tối thiểu từ 200-600mm, đảm bảo vượt qua vị trí ô cửa.

Bước 8. Vệ sinh khu vực tường đã được xây

Khi xây xong mảng tường, bạn nên vệ sinh tường bằng chổi hoặc phây để loại bỏ những vật thừa bám trên gạch. Việc này quan trọng vì ảnh hưởng đến lớp tô tường sau này.

Bước 9. Bảo dưỡng tường gạch

Sau khi hoàn thành việc xây tường gạch, cần được tưới ẩm liên tục ít nhất trong 3 ngày. Việc này đảm bảo rằng tường gạch hấp thụ đủ nước, để tránh tình trạng tường bị nứt sau khi tô bê tông.

tưới tường gạch
Khi xây xong tường cần được tưới ẩm liên tục ít nhất trong 3 ngày.

Kinh nghiệm xây tường gạch đúng chuẩn

Việc xây tường gạch là một trong những công đoạn quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến độ bền và an toàn của ngôi nhà. Để đảm bảo tường gạch được xây dựng một cách đúng chuẩn, cần phải tuân thủ các bước thực hiện như sau.

Bước 1. Công tác chuẩn bị trước khi xây

Lựa chọn và xếp gạch cẩn thận, theo kiểu “so le” giữa các hàng. Đảm bảo các viên gạch trên và dưới không trùng lên nhau, lệch ít nhất 1/4 chiều dài. Ngoài ra, kỹ sư phải tính toán lượng nguyên vật liệu cần sử dụng dựa trên thể tích viên gạch, chiều dày vữa và tỷ lệ vữa/gạch. Bên cạnh đó, chuẩn bị nền đất, móng tường và đánh dấu các điểm mốc trước khi bắt đầu xây.

nhà đang xây dựng
Lựa chọn và xếp gạch cẩn thận, theo kiểu “so le” giữa các hàng.

Bước 2. Trộn vữa để xây tường gạch

Quá trình thi công tường gạch bắt đầu bằng việc chuẩn bị hỗn hợp vữa. Hỗn hợp vữa cần bao gồm các thành phần chính là cát, xi măng được pha trộn theo tỷ lệ đã được phê duyệt và giám sát kỹ lưỡng. Sau khi đo lường các thành phần theo đúng tỷ lệ, hỗn hợp khô này sẽ được trộn đều trong máy trộn vữa loại B 251 tại công trường.

Tiếp theo, lượng nước cần thiết sẽ được thêm vào và quá trình trộn tiếp tục cho đến khi đạt được hỗn hợp vữa đồng nhất và có độ sệt phù hợp. Ở bước này, hỗn hợp vữa đã sẵn sàng để được vận chuyển đến vị trí thi công và bắt đầu quá trình xây tường.

thợ trộn xi măng
Hỗn hợp vữa cần bao gồm các thành phần chính là cát, xi măng – kỹ thuật xây tường gạch

Bước 3. Tiến hành xây tường gạch

Khi tiến hành xây tường gạch, cần tuân thủ một số quy trình cụ thể để đảm bảo công trình được thực hiện chất lượng. Thợ cần chuẩn bị bề mặt và tạo rãnh dọc trên lớp vữa làm nền. Sau đó, xây dựng một lớp gạch kiểm tra để đảm bảo độ phẳng, trước khi liên tục rải vữa và xây dựng lên cao. Tại vị trí lắp đặt các chi tiết như lanh tô, cần dừng lại để tiến hành lắp đặt.

Trong quá trình xây dựng, cần xây đồng thời cả tường chính và tường phụ, từ dưới lên trên. Nếu gạch quá khô, cần nhúng vào nước trước khi sử dụng. Độ dày mạch vữa nên được kiểm soát ở mức 8-12mm, với mối nối ngang dày hơn mối nối dọc. Nếu tường không đảm bảo phẳng, cần điều chỉnh độ dày vữa cho phù hợp. Ngoài ra, cần sử dụng các kỹ thuật xây tường phù hợp, như xây chéo và dùng gạch đinh tại điểm tiếp giáp với dầm. Bên cạnh đó, cần tránh tác động mạnh lên tường và chờ tường khô hoàn toàn trước khi tiến hành các bước tiếp theo.

xây tường gạch
Cần xây đồng thời cả tường chính và tường phụ, từ dưới lên trên

Bước 4. Làm sạch bề mặt của tường gạch

Để vệ sinh tường gạch, đầu tiên cần rửa kỹ bề mặt để loại bỏ lớp vữa và xi măng bám trên tường bằng nước và chổi. Nếu còn có các vết xi măng cứng đầu, có thể pha 1 phần thuốc tẩy HCl với 10 phần nước để làm sạch. Tuy nhiên, khi sử dụng hóa chất, cần đảm bảo sử dụng các thiết bị bảo hộ cá nhân như găng tay cao su và kính bảo hộ. Vệ sinh từng mét vuông tường cẩn thận bằng dung dịch tẩy rửa và bàn chải, sau đó rửa sạch lại bằng nước. Lưu ý không để dung dịch tẩy khô trên bề mặt gạch.

thợ đang kiểm tra tường
Vệ sinh từng mét vuông tường cẩn thận bằng dung dịch tẩy rửa và bàn chải

Đánh giá kỹ thuật xây tường gạch đúng và chất lượng

Để đảm bảo chất lượng và độ bền của tường gạch, cần tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật nghiêm ngặt. Dưới đây là các chỉ tiêu đánh giá xây tường gạch đúng kỹ thuật:

Chỉ tiêu về vật liệu chất lượng:

  • Gạch đảm bảo có kích thước theo bản vẽ chỉ định.
  • Gạch sạch sẽ và có độ ẩm tối thiểu.
  • Vữa xây phải đảm bảo đúng theo yêu cầu.
  • Xi măng và cát phải đúng chủng loại, sạch, không lẫn bùn và đất. Nước trộn vữa sạch.
gạch xây tường nhà
Gạch đảm bảo có kích thước theo bản vẽ chỉ định.

Chỉ tiêu chất lượng khối tường gạch đúng kỹ thuật:

  • Tường xây phải đúng vị trí, kích thước và hình dáng theo bản vẽ.
  • Khối xây phải đặc chắc, mạch vữa đầy và được miết gọn.
  • Các lớp gạch phải thẳng hàng, ngăn nắp.
  • Tường xây phải thẳng đứng, mặt phẳng, không dính vữa bẩn.
  • Góc cạnh tường phải đúng bản vẽ thi công.
thợ đang xây tường
Tường xây phải đúng vị trí, kích thước và hình dáng theo bản vẽ.

Như vậy, qua bài viết trên của EnBasic đã cung cấp thông tin về kỹ thuật xây tường gạch đẹp, chịu lực tốt và bền bỉ theo thời gian. Hy vọng qua những kiến thức trên bạn có thể xây dựng một công trình chất lượng và đảm bảo thẩm mỹ nhất. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

Để lại một bình luận

Your email address will not be published.

You may use these <abbr title="HyperText Markup Language">HTML</abbr> tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>

*