Lễ cúng động thổ xây nhà là tín ngưỡng rất quan trọng đối với người Việt trước khi xây nhà. Bởi họ tin rằng việc cúng động thổ sẽ giúp công trình của họ diễn ra thuận lợi, suôn sẻ và sẽ mang đến nhiều may mắn, tài lộc cho gia chủ. Để tìm hiểu rõ về nghi thức này hãy cùng EnBasic đọc bài viết sau đây.
Động thổ là gì?
Lễ cúng động thổ xây nhà hay còn gọi là lễ cúng khởi công, là một nghi thức quan trọng để quá trình xây dựng diễn ra thuận lợi, hoàn chỉnh. Theo quan niệm ông cha ta ngày xưa cho rằng trên mảnh đất sắp xây dựng nhà có thể là nơi cư ngụ của những vong linh đã khuất hoặc nơi đó trước đây là nơi thờ cúng, các đình, chùa,… Do đó, lễ động thổ nhằm mục đích thông báo về việc sắp phải xây cất công trình trên khu đất đó. Để các vong linh vui vẻ và hoan hỷ chuyển sang nơi khác giúp cho việc thi công trở nên thuận lợi.
Bởi vì lý do đó, gia chủ cần nắm rõ lễ cúng động thổ xây nhà hoặc cất nhà như thế nào là đúng với phong tục. Ngoài ra, theo tín ngưỡng người Việt, đất ở hay văn phòng, trường học, đường xá đều có thần thổ địa trông coi, trấn giữ. Vậy nên, khi có việc đụng chạm đến đất đai, nhà cửa, công trình như xây dựng, sửa sang, làm đường,… đều cần thông báo và cúng bái. Vì động đến thổ địa, long mạch nên phải dân cúng và khẩn cầu những vị thần đó mong họ phù hộ để việc xây dựng diễn ra suôn sẻ, cũng như có thể an cư, làm ăn phát đạt.
Nguồn gốc và tầm quan trọng của lễ cúng động thổ
Theo sách cổ Trung Hoa ghi chép, lễ động thổ đã có từ năm 113 trước Công Nguyên. Đó là vào năm Mậu Thìn, Hán Vũ Đế nhận thấy triều đình chỉ có tục tế Trời mà không có tế Đất. Thế nên, ông cho mời tất cả quan lại đến và tiến hành họp bàn việc tổ chức Lễ Hậu Thổ tạ ơn Thần Đất. Ngày xưa, lễ động thổ được cử hành vào ngày mùng 3 tết Nguyên Đán hằng năm.
Trong tín ngưỡng dân gian của người Đông Nam Á nói chung và người Việt Nam nói riêng, việc xây nhà là một việc vô cùng hệ trọng. Nếu muốn gia chủ được khoẻ mạnh, gặp nhiều may mắn trong công việc và cuộc sống, thì khi tiến hành xây nhà, nhất định phải tổ chức lễ động thổ đúng phong thủy.
Ý nghĩa của lễ cúng động thổ
Cúng động thổ là xin phép Thổ Địa – Vị thần cai quản trên mảnh đất sắp khởi công xây nhà. Cũng như xin phép các vong linh đang cư ngụ nơi đây chuyển đi nơi khác để việc xây dựng được suôn sẻ, thuận lợi. Ở Việt Nam hầu như khi khởi công một công trình xây dựng dù lớn hay nhỏ đều cúng lễ cúng động thổ. Lễ vật cúng động thổ tùy vào điều kiện kinh tế và phong tục từng vùng mà có những vật phẩm đem cúng khác nhau.
Ngoài ra, để lễ động thổ diễn ra suôn sẻ thì trước tiên tuổi gia chủ năm đó phải tốt hoặc chọn người hợp tuổi với gia chủ cúng, sau đó xem hướng chính của ngôi nhà sao cho hợp phong thủy với gia chủ.
Tại sao cần làm lễ động thổ khi xây nhà mới?
Vì thế lễ cúng động thổ là sự trình báo về việc sắp phải xây cất công trình bên trên khu đất đó và mong muốn các vong linh đang lấy đó làm nơi trú ngụ thì vui vẻ và hoan hỷ chuyển sang một nơi khác để cho việc thi công được tiến hành thuận lợi. Ngoài ra lễ cúng khởi công còn là một báo cáo cùng các vị thổ địa, thần hoàng trong khu vực đó về sự thay đổi sắp diễn ra với khu đất công trình.
Có thể bạn quan tâm: Kinh nghiệm xây hồ cá trước nhà theo phong thủy và những điều cần lưu ý
Chi tiết lễ cách cúng động thổ xây nhà 2024 – Những thủ tục bạn nên biết
Theo các nguyên nhân trên, lễ cúng động thổ xây nhà là việc làm rất quan trọng trước xây cất nhà, nó cũng ảnh hưởng công việc làm ăn sau này của các thành viên trong gia đình. Vậy nên, khi làm lễ gia chủ cần nắm vững những kiến thức sau để thực hiện theo đúng phong thủy mang lại nhiều may mắn cho gia đình mình.
Chọn ngày giờ tháng tốt khởi công
Trong nghi thức lễ động thổ xây nhà mới, việc xác định ngày giờ tháng tốt vô cùng quan trọng. Nó sẽ quyết định sự bình yên sau này của ngôi nhà. Dựa theo tử vi, ngày – Tháng – Năm – Giờ tốt cần phải phù hợp với tuổi mệnh của gia chủ. Tức người đại diện đứng ra làm lễ cho công trình thi công (nếu xây nhà vào năm không hợp tuổi, gia chủ có thể mượn tuổi của người thân hoặc người quen để làm đại diện).
Chuẩn bị lễ vật cúng động thổ xây nhà
Tùy vào mỗi vùng miền hay dựa vào tuổi và mệnh của gia chủ thì chuẩn bị các lễ vật khác nhau. Tuy nhiên, mâm cúng cần được chuẩn bị đầy đủ, tỉ mỉ và cẩn trọng thì mọi việc mới thuận lợi, suôn sẻ trong lúc thi công nhà. Nhìn chung, đa số lễ vật cho lễ động thổ xây nhà cần chuẩn bị cơ bản như sau:
- 1 con gà trống, chân vàng, lông và da vàng.
- 1 bộ tam sinh bao gồm: 1 miếng thịt heo luộc, 1 con tôm luộc và 1 quả vịt luộc.
- 1 dĩa xôi nếp hay 1 dĩa bánh chưng .
- 1 đĩa ngũ quả: 5 loại trái cây hình tròn.
- 1 chén gạo và 1 chén muối.
- 3 ly nước trà và 1 ly rượu gạo.
- 1 bát nước.
- 1 bộ quần áo Quan thần linh, mũ, hia đều là màu đỏ, kiếm trắng.
- 1 đinh vàng hoa.
- 5 lễ vàng tiền.
- 2 cây đèn cầy.
- 5 bánh oản đỏ.
- 1 đĩa đựng 5 lá trầu, 5 quả cau.
- 1 lọ hoa đựng 9 bông hồng đỏ.
- Cúng lễ cúng khởi công xây nhà.
- Đối với gia chủ.
- Trong ngày làm lễ động thổ, thời tiết phải trong lành.
Gia chủ tiến hành sắp xếp, bày trí tất cả mâm cúng trên một cái bàn đặt giữa công trình. Đốt 2 cây đèn cây lên và thắp 7 cây nhang đối với nam, 9 cây nhang đối với nữ và bắt đầu đọc bài văn khấn cúng thổ công. Sau khi nghi lễ hoàn tất, gia chủ là người cầm cuốc bổ những nhát đầu tiên, trình với thổ thần xin phép động thổ. Lưu ý, trước khi khấn, phải thắp nén nhang vái 4 phương 8 hướng rồi quay mặt vào mâm lễ mà khấn. Sau đó giới thiệu, mời chủ đầu tư tham dự lễ cúng.
Đối với đơn vị thi công xây nhà
Sau khi gia chủ (chủ nhà hoặc chủ đầu tư) cúng lễ xong thì đơn vị thi công thực hiện nghi lễ như sau:
- Thắp nhang cúng và khấn giống như bên trên. Tuy nhiên, nhớ là “khấn cúng thần Đất, thần Hoàng, Thổ Địa và cầu mong mọi việc tiến hành suôn sẻ”.
- Sau khi tàn nhang thì gia chủ đổ các chén nước, rượu ra công trình, đốt giấy tiền vàng mã và rải bánh, kẹo, gạo, muối ra công trình, cắm hoa cúng xuống công trình chứ không mang về nhà.
- Sau đó, chính tay gia chủ đặt viên gạch đầu tiên để khởi công xây dựng. Lưu ý là viên gạch phải đúng vị trí, khu vực và không thay đổi, di dời trong quá trình thi công xây nhà.
Cúng động thổ cho công trình xây dựng
Đối với cúng động thổ cho các công trình xây dựng, các công việc cũng được tiến hành tương tự như lễ cúng động thổ xây nhà 2024 cho gia chủ. Tuy nhiên, bên việc phải khấn thần Đất, Thổ Địa, cần phải khấn thêm tổ Lỗ Ban (ông tổ ngành xây dựng).
Xem thêm: Công ty thiết kế nhà phố Đà Nẵng
Bài cúng đông thổ xây nhà 2024
Bên cạnh chuẩn bị lễ vật dâng cúng còn phải cầu khẩn bằng bài cúng động thổ hay văn khấn động thổ năm 2024. Bài văn khấn trong lễ cúng như sau:
“Nam mô a di Đà Phật! (đọc chậm rãi và trịnh trọng)
Nam mô a di Đà Phật! (đọc chậm rãi và trịnh trọng)
Nam mô a di Đà Phật! (đọc chậm rãi và trịnh trọng)
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần
Con kính lạy Quan Đương niên.
Con kính lạy các Tôn phần bản xứ Tín chủ (chúng) con là: …
Tín chủ (chúng) con là:…
Ngụ tại:…
Hôm nay là ngày… tháng… năm… tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương, dâng lên trước án có lời thưa rằng: Hôm nay tín chủ con khởi tạo… (nếu cất nóc thì đọc là cất nóc, nếu xây cổng thì đọc là xây cổng, nếu chuyển nhà thị đọc là chuyển nhà) ngôi đương cơ trụ trạch để làm nơi cư ngụ cho gia đình con cháu.
Nay chọn được ngày lành tháng tốt, kính cáo chư vị linh thần, cúi mong soi xét và cho phép được động thổ (hoặc cất nóc). Tín chủ con lòng thành lễ vật dâng lên trước án thành tâm kính mời: Ngài Kim Niên Đường Thái tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài định phúc Táo quân, các ngài Địa chúa Long Mạch Tôn thần và tất cả các vị Thần linh cai quản trong khu vực này.
Cúi xin các Ngài giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho chúng con được vạn sự tốt lành, công việc hanh thông, Chủ thợ được bình an, ngày tháng hưởng phần lợi lạc, âm phù dương trợ, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm. Tín chủ lại xin phổ cáo với các vị Tiền chủ, Hậu chủ và các vị Hương linh, cô hồn y thảo phụ mộc, phảng phất quanh khu vực này, xin mời các vị tới đây thụ hưởng vật, phù trì tín chủ, cũng như chủ thợ đôi bên khiến cho an lạc, công việc chóng thành, muôn sự như ý.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.”
Bài văn khấn mượn tuổi làm nhà
Sau khi chọn được người hợp tuổi để làm lễ cúng động thổ xây nhà 2024, gia chủ có thể tiến hành mọi thứ như bình thường. Chỉ khác bài văn khấn mượn tuổi làm nhà phải do người được mượn tuổi đọc và khấn. Cụ thể nội dung bài văn khấn mượn tuổi làm nhà như sau:
“Nam mô A di Đà Phật
Nam mô A di Đà Phật
Nam mô A di Đà Phật
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Con kính lạy Quan Đương niên
Con kính lạy các Tôn thần bản xứ
Con là:… Ngụ tại:…
Hôm nay là ngày… tháng… năm…, con thành tâm sắm lễ. Hôm nay con khởi tạo xây nhà ngôi đương cơ trụ trạch để làm nơi cư ngụ cho gia đình con cháu. Nay chọn được ngày lành tháng tốt, kính cáo chư vị linh thần, cúi mong soi xét và cho phép được động thổ. Con lòng thành lễ vật dâng lên trước án thành tâm kính mời: ngài Kim Niên Đường Thái Tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài định phúc Táo quân, các ngài Địa chúa Long Mạch Tôn thần và tất cả các vị Thần linh cai quản trong khu vực này.
Cúi xin các Ngài giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho chúng con được vạn sự tốt lành, công việc hanh thông, Chủ thợ được bình an, ngày tháng hưởng phần lợi lạc, âm phù dương trợ, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm. Con lại xin phổ cáo với các vị Tiền chủ, Hậu chủ và các vị Hương linh, cô hồn y thảo phụ mộc, phảng phất quanh khu vực này, xin mời các vị tới đây thụ hưởng vật, phù trì tín chủ, cũng như chủ thợ đôi bên khiến cho an lạc, công việc chóng thành, muôn sự như ý.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A di Đà Phật
Nam mô A di Đà Phật
Nam mô A di Đà Phật”
Lưu ý khi tiến hành làm lễ cúng động thổ xây nhà 2024
Chọn ngày tốt và phù hợp với tuổi người làm nhà để động thổ năm 2024. Khi chọn ngày lành tháng tốt gia chủ nên chú ý những điều sau:
- Tránh các ngày Nguyệt Kỵ. Những ngày này thường sẽ rơi vào mùng 5, 14, 23 âm lịch hằng tháng.
- Tránh các ngày Tam Nương, bao gồm 6 ngày: 3, 7, 13, 18, 22 và 27 âm lịch hằng tháng.
- Tránh các ngày sát chủ:
- Tháng Giêng: Ngày Tỵ.
- Tháng 2: Ngày Tý.
- Tháng 3: Ngày Mùi.
- Tháng 4: Ngày Mão.
- Tháng 5: Ngày Thân.
- Tháng 6: Ngày Tuất.
- Tháng 7: Ngày Hợi.
- Tháng 8: Ngày Sửu.
- Tháng 9: Ngày Ngọ.
- Tháng 10: Ngày Sửu.
- Tháng 11: Ngày Dần.
- Tháng 12: Ngày Thìn.
- Các ngày gia chủ nên chọn là ngày Can sinh Chi (Đại cát) hoặc ngày Chi sinh Can (Tiểu cát) những ngày này được xem là ngày tốt cho việc động thổ.
Chuẩn bị mâm lễ cúng động thổ xây nhà chu đáo
Tuy nghi lễ truyền thống của người Việt thì mâm cỗ ở mỗi vùng miền, mỗi gia đình có sự khác biệt nhau. Nhưng mâm lễ động thổ xây nhà phải được chuẩn bị đầy đủ và chu đáo nhất. Gia chủ có thể nhà đến các thầy cúng có kinh nghiệm lâu năm hoặc thuê công ty dịch vụ đồ cúng uy tín sẽ đảm bảo lên được các lễ vật cúng đúng và cần thiết. Theo quan niệm duy tâm, việc không chuẩn bị đồ cúng đầy đủ thì sẽ được xem là điềm xấu, thể hiện sự thiếu tôn trọng với các thần linh thổ địa nơi sắp khởi công.
Chuẩn bị các phương án đề phòng khi thời tiết xấu
Mọi người luôn mong muốn thời tiết luôn được thuận lợi. Ông bà ta luôn có câu: “Thiên thời – Địa lợi – Nhân hòa”, yếu tố “thiên” là yếu tố quan trọng hàng đầu. Nhưng cũng có thời tiết không được thuận lợi mặc dù đã được dự báo thời tiết. Việc gặp trời mưa vào ngày động thổ xây nhà được ông bà ta xem đó là điều tốt. Theo phong thuỷ, nước được coi là sự sống. Chính vì vậy mà nước đến cũng được coi như tài lộc và may mắn đến với gia đình. Để ứng phó các tình huống xấu gia chủ nên đưa ra phương án dự phòng như:
- Khi trời mưa là phải có nơi ẩn nấp.
- Luôn có mái che hoặc lều dựng với ô dù được chuẩn bị sẵn sàng.
- Luôn chuẩn bị bàn ăn và nước uống để đãi tiệc các quan khách đến tham dự.
Chuẩn bị thư mời và xác nhận việc gửi thư đến khách tham dự
Đây là công việc quan trọng không kém. Buổi lễ này với mục đích báo cáo với quan khách về lý do và ý nghĩa của công trình. Nếu không có khách tham dự, buổi lễ sẽ không còn mang nhiều ý nghĩa nữa. Vậy nên khi gửi thì hãy cố gắng tìm cách xác nhận họ có thể tham gia buổi lễ hay không. Gia chủ nên gửi thư mời trước cho khách khoảng 1 tuần hoặc gọi điện hay gửi mail (nếu là khách hàng, đối tác của công ty).
Thời gian phát biểu bài lễ động thổ
Bài phát biểu nên ngắn gọn trong thời gian 15 – 30 phút. Tránh nói dài dòng lang mang sẽ gây nhàm chán và mất đi hứng thú của khách mời. Gia chủ có thể thêm vào vài tiết mục nghệ thuật, giải trí để tăng sức hấp dẫn cho lễ động thổ xây nhà.
Các tuổi đẹp, hợp mệnh làm nhà năm 2024
Căn cứ vào các yếu tố Kim Lâu, Tam Tai và Hoang Ốc, có thể liệt kê các tuổi đẹp xây nhà năm 2024 như sau:
- Sinh năm 1954 – Giáp Ngọ
- Sinh năm 1957 – Đinh Dậu
- Sinh năm 1963 – Quý Mão
- Sinh năm 1965 – Ất Tỵ
- Sinh năm 1966 – Bính Ngọ
- Sinh năm 1975 – Ất Mão
- Sinh năm 1981 – Tân Dậu
- Sinh năm 1990 – Canh Ngọ
- Sinh năm 1993 – Quý Dậu
- Sinh năm 1999 – Kỷ Mão
Lưu ý: Trường hợp gia chủ không nằm trong các tuổi kể trên thì có thể tiến hành thủ tục mượn các tuổi này để đứng ra động thổ cho công trình nhà mình.
Như vậy, qua bài viết trên EnBasic đã cung cấp thông tin của lễ cúng động thổ xây nhà là gì? Chuẩn bị lễ vật cúng như thế nào? Và các thủ tục không nên bỏ qua. Hy vọng qua bài viết này, bạn có thể năm vững kiến thức để được xây nhà thuận lợi và mang lại nhiều hạnh phúc cho gia đình. Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi! Bạn có thể theo dõi trang website của chúng tôi để có thêm những kiến thức phong thủy hay và hữu ích nhé.