Tổng hợp 4 quy trình thi công chống thấm chi tiết và hiệu quả

Quy trình thi công chống thấm đang được nhiều người quan tâm hiện nay. Tùy vào các khu vực khác nhau mà quá trình chống thấm cũng khác nhau. Việc chống thấm là điều cần thiết, nhất là với khí hậu nhiệt đới đặc trưng ẩm ướt của Việt Nam thì việc sàn, tường nứt do mưa hay mọc rêu mất thẩm quan là điều rất hay xảy ra. Nếu bạn quan tâm đến quy trình chống thấm thì hãy cùng EnBasic xem qua bài viết dưới đây nhé.

Tại sao cần phải chống thấm?

Nhiều người nghĩ việc làm thêm quy trình chống thấm là không cần thiết và phát sinh thêm nhiều chi phí. Nhưng họ không biết rằng, chỉ cần thực hiện quy trình chống thấm thì chi phí họ bỏ ra và kết quả nhận được không hề lãng phí mà còn tiết kiệm thêm được một khoản phát sinh khác. Nếu bạn không làm quy trình chống thấm, chỉ cần gặp thời tiết ẩm ướt hay mưa lớn thì tường nhà bạn rất dễ bị nứt, khiến bạn phải tu sửa và tháo dỡ làm tốn thêm chi phí không cần thiết.

Ngoài ra, khi thời tiết ẩm ướt hay mưa nhiều, tường nhà bạn sẽ thường gặp tình trạng mọc rêu, nấm mốc,… làm mất thẩm mỹ của ngôi nhà. Lúc này việc chống thấm sẽ giúp bạn giải quyết những vấn đề đó. Khi chống thấm, nước mưa sẽ rất khó để xâm nhập vào công trình, giảm bớt tình trạng ẩm ướt, cải thiện thẩm mỹ của ngôi nhà bạn hơn rất nhiều.

Chống thấm giảm bớt tình trạng ẩm ướt, cải thiện thẩm mỹ của ngôi nhà bạn hơn rất nhiều.
Việc chống thấm là điều cần thiết cho ngôi nhà để trành rạn nứt và dột khi xuất hiện mưa bão

Quy trình thi công chống thấm nhà vệ sinh

Để chống thấm nhà vệ sinh hiệu quả thì bạn cần phải thực hiện quy trình chống thấm toàn diện nhà vệ sinh của bạn. Dưới đây là quy trình chống thấm nhà vệ sinh bằng các vật liệu phổ biến như keo Sika hay màn đàn hồi, các vật liệu cần chuẩn bị và quy trình chống thấm chi tiết được thể hiện qua nội dung sau đây.

Chuẩn bị

Các nguyên vật liệu cần thiết cho quá trình chống thấm nhà vệ sinh bao gồm:

  • Vật liệu chống thấm Sika Latex TH hay Latex HC
  • Keo Sika
  • Các chất phụ gia
  • Màn đàn hồi xi măng
  • Lưới thủy tinh
  • Vữa rót không co

Các bước thực hiện

  • Bước 1: Kiểm tra trước khi chống thấm

Trước khi chống thấm, bạn cần phải kiểm tra các nguyên nhân thường gây ra hiện tượng thấm dột như hệ thống ống thoát nước, mặt sàn nhà vệ sinh, kiểm tra vị trí tường tiếp giáp với nhà vệ sinh xem có bị rạn nứt không,… Việc kiểm tra trước khi tiến hành thi công sẽ giúp bạn nắm được tình trạng nhà vệ sinh của bạn cần sửa chữa chỗ nào để đưa ra giải pháp hợp lý

  • Bước 2: Xử lý bề mặt thi công

Để chuẩn bị bề mặt thi công, bạn cần phải xử lý các tạp chất, bụi bẩn còn bám trên bề mặt mình muốn thi công chống thấm bằng cách mài gắn chổi để cạo hay muốn sạch hơn thì bạn có thể dử dụng máy thổi bụi. Trám keo lại những vết nứt trên sàn, làm ẩm bề mặt bằng nước nhằm làm tăng độ chắc của các lớp chống thấm.

Xử lý bề mặt thi công chống thấm
Trước khi thực hiện quy trình chống thấm nhà vệ sinh, bạn cần vệ sinh lại bề mặt cần chống thấm
  • Bước 3: Tiến hành thi công chống thấm cổ ống nhà vệ sinh

Đầu tiên bạn cần đục miệng của cổ ống theo dạng hình loa và rửa sạch lại bằng nước. Tiếp đến, bạn hãy quét hỗn hợp kết dính cùng xi măng theo tỷ lệ đã được tính toán trước lên phần miệng ống và ống. Cuối cùng là đổ nước sạch vào và trút vào cổ ống. Việc này cần phải định kỳ bảo dưỡng để tránh tình trạng nứt mẻ.

  • Bước 4: Tiến hành quy trình thi công chống thấm nhà vệ sinh

Tiến hành đắp chân tường bằng vữa xi măng và cát vàng theo tỷ lệ 1:1. Kết hợp dùng vữa hồ cùng xi măng, nước để quét khu vực giữa sàn và tường gạch. Tiến hành xử lý chống thấm bằng màn đàn hồi, quét vuông góc toàn bộ bề mặt sàn và chân tường để tránh bị thấm do nứt. Cứ cách khoảng 2-3 tiếng bạn mới bắt đầu quét lớp thứ hai.

  • Bước 5: Nghiệm thu khả năng chống thấm nước nhà vệ sinh

Sau khi thi công chống thấm 24h, bạn có thể tiến hành nghiệm thu thử khả năng chống thấm nhà vệ sinh. Bạn hãy xả nước và giữ trong vòng 24h tiếp, nếu nghiệm thu đạt yêu cầu thì tiến hành tráng thêm lớp vữa để chống thấm và và tiếp tục lát gạch sàn nhà vệ sinh, bàn giao kết quả cuối cùng cho chủ sở hữu.

Nghiệm thu khả năng chống thấm nước nhà vệ sinh
Tiến hành nghiệm thu thử khả năng chống thấm sau khoảng 24h chờ bề mặt thi công chống thấm khô

Cập nhật: Báo giá thiết kế nhà phố tại Đà Nẵng

Quy trình chống thấm sân thượng

Khi bạn thấy sân thượng nhà mình có những dấu hiệu như bề mặt xuất hiện vết nứt, sàn sân thượng bị bung gạch hay sân thượng xuất hiện rêu, EnBasic khuyên bạn nên thi công chấm thống sân thượng ngay. Việc chống thấm không những giúp bạn cải thiện tình trạng bung nứt mà nó còn giúp bạn tiết kiệm được chi phí, nâng cao tính thẩm mỹ cho sân thượng nhà mình.

Chống thấm không những giúp bạn cải thiện tình trạng bung nứt mà nó còn giúp bạn tiết kiệm được chi phí
Bạn nên tiến hành chống thấm cho sân thượng nếu xuất hiện những dấu hiệu nghi ngờ

Trước khi chống thấm sân thượng, bạn cần dọn dẹp vệ sinh sân thượng để việc chống thẩm diễn ra tốt hơn. Có thể dùng phương pháp mài bề mặt cần chống thấm, dùng chổi hay máy hút bụi để vệ sinh khu vực đó trong trường hợp sân thượng đang thi công. Còn nếu việc thi công đã diễn ra từ lâu thì hãy khoan nền ở trên đến khi xuất hiện lớp xi măng rồi hẳn vệ sinh.

Sử dụng sơn chống thấm hoặc các loại dung dịch thẩm thấu để tiến hành chống thấm cho sân thượng. Phương pháp này vừa rẻ vừa có hiệu quả chống thấm cao. Lưu ý trong quá trình thi công tránh để nước mưa ảnh hưởng đến khu vực đang chống thấm, dẫn đến kết quả không đạt yêu cầu.

quy trinh thi cong chong tham
Tiến hành thi công chống thấm sân thượng và ngâm nước nghiệm thu

Quy trình chống thấm bể nước

Quy trình chống thấm bể nước về bản chất cũng tương tự như quy trình thi công chống thấm nhà vệ sinh. Tuy vậy vẫn có một vài bước khác so với chống thấm nhà vệ sinh. Dưới đây là quy trình chống thấm bể nước qua các bước đơn giản như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị bề mặt của bể nước đã bằng phẳng hay chưa trước khi tiến hành thi công chống thấm.
  • Bước 2: Bổ khuyết những vị trí của bê tông đang gặp lỗi.
  • Bước 3: Xử lý tình trạng thoát nước ở nhiều vị trí khác nhau.
  • Bước 4: Dọn dẹp, vệ sinh lại bề mặt cần chống thấm, bước này cần phải làm cẩn thận.
  • Bước 5: Tiến hành thi công chống thấm bằng các vật liệu chống thấm như keo.
  • Bước 6: Đánh giá, kiểm tra lại xem có sai sót không và đưa ra giải pháp nếu gặp lỗi.
Quy trình chống thấm bể nước về bản chất cũng tương tự như quy trình thi công chống thấm nhà vệ sinh
Quy trình chống thấm bể nước được tương tự như với nhà vệ sinh nhưng cũng có bước khác biệt

Quy trình thi công chống thấm sàn mái bê tông

Bước đầu tiên khá quen thuộc với quy trình chống thấm chung, đó là làm sạch bề mặt chống thấm. Cũng như các quy trình chống thấm cho các khu vực khác nhau đã kể ở trên, bạn có thể sử dụng máy hút bụi hoặc các công cụ khác để dọn dẹp bụi bẩn. Tiếp đến, bạn có thể dùng xi măng hoặc keo chống thấm để trát kín các vết nứt trên sàn.

Quy trình thi công chống thấm sàn mái bê tông
Làm sạch bề mặt chống thấm luôn là bước đầu tiên và đặc biệt quan trọng trong các quy trình chống thấm

Để chống thấm sàn mái, hãy quét một lớp sơn chống thấm lên toàn bộ mặt bề tông, để khô rồi mới tiến hành sơn lớp thứ 2. Thời gian giữa hai lần cách nhau khoảng 12 tiếng. Dành 1 ngày cho lớp chống thấm khô hẳn rồi mới bắt đầu ngâm nước nghiệm thu. Quan sát trần nhà nếu không có tình trạng thấm dột thì mới chống thấm đạt chuẩn. Cuối cùng bàn giao kết quả cho chủ thuê.

Bài viết trên tổng hợp 4 quy trình thi công chống thấm đang được nhiều người quan tâm nhất hiện nay. Liên hệ số hotline 0876.68.68.69 nếu bạn cần EnBasic tư vấn về các quy trình thiết kế và thi công đạt chuẩn.

Để lại một bình luận

Your email address will not be published.

You may use these <abbr title="HyperText Markup Language">HTML</abbr> tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>

*