Quy trình thi công nền đường đầy đủ và chi tiết nhất 2024

Khi thực hiện việc làm đường thì khâu làm nền đường chiếm phần lớn và khá quan trọng, bạn sẽ nghĩ quy trình thi công nền đường sẽ đơn giản nhưng không hẳn là như vậy. Nếu bạn muốn biết nhiều hơn về các phương pháp tiến hành thi công nền đường thì hãy cùng EnBasic theo dõi ngay bài viết dưới đây nhé.

Nền đường là gì?

Nền đường là một bộ phận trong khi thực hiện công trình đường ô tô. Nền đường bao gồm các bộ phận đào, đắp vật liệu trong khu vực mặt cắt ngang thiết kế hoặc thi công trên đường ô tô, không bao gồm những phần thuộc kết cấu áo đường. Quy trình thi công nền đường chính là công việc cần thực hiện khi công tác đào, lắp đất. Người thợ sẽ sử dụng phương tiện chuyên dụng dụng để tránh làm hư hỏng nền đường.

Nền đường là một bộ phận trong khi thực hiện công trình đường ô tô.
Quy trình thi công nền đường chính là công việc cần thực hiện các phương án đào, lắp đất nền

Yêu cầu đối với trình tự thi công nền đường

Trong công tác xây dựng đường, quá trình thi công nền đường là khâu chiếm thiều thời gian và khối lượng lớn nhất. Vậy nên yêu cầu đối với công tác thi công cũng được chú trọng, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng chung của cả công trình xây dựng đường. Khi thi công nền đường bạn nên đảm bảo các yếu tố sau:

  • Lựa chọn phương án thi công thích hợp, bạn nên cân nhắc trước khi bắt đầu bắt tay vào xây dựng đường và nền đường.
  • Chọn máy móc, vật liệu, thiết bị thi công hợp lý, phù hợp với công tác xây dựng.
  • Cần lên kế hoạch chi tiết khi sử dụng nguồn nhân công, máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu trong cả công trình để tránh phát sinh chi phí và tận dụng triệt để công tác điều phối đất.
  • Khi đã lên kế hoạch thi công thì nhà thầu cần dựa vào đó để tiến hành công tác xây dựng đúng tiến độ.
  • Tuân thủ chặt chẽ các quy trình, kỹ thuật và quy định đảm bảo an toàn trong suốt công tác thi công xây dựng nền đường.
bạn nên cân nhắc trước khi bắt đầu bắt tay vào xây dựng đường và nền đường.
Thi công nền đường là khâu quan trọng nên bạn cần phải lưu ý các yêu cầu trước khi thi công

Tổng hợp 8 bước trong quy trình giám sát thi công xây dựng

Các phương pháp thi công nền đường

Có bốn phương pháp thi công nền đường các công trình xây dựng đường thường áp dụng, đó là thi công thủ công, thi công bằng máy, thi công nổ phá và cuối cùng là thi công bằng sức nước. Tùy vào tính chất của từng loại công trình, điều kiện, thời hạn, thiết bị, máy móc,… để chọn lựa phương án thi công cho phù hợp. Nội dung chi tiết của từng phương pháp như sau:

Thi công bằng thủ công

Phương pháp thủ công hiểu đơn giản là dùng sức người là chính để thực hiện công tác thi công nền đường, dụng cụ sử dụng trong công tác thi công hầu như đều thô sơ. Do đó, công trình nền đường thi công thủ công chủ yếu có chất lượng và năng suất thấp. Nếu bạn thực hiện công tác ở công trình có khối lượng công việc ít, khoảng cách vận chuyển nhỏ thì có thể dùng phương pháp này.

Thi công bằng máy

Phương pháp thi công này sử dụng các loại máy móc như máy ủi, máy đào, máy xới, máy lu,… để tiến hành quá trình xây dựng và vận chuyển. Vậy nên, sử dụng phương pháp thi công bằng máy sẽ mang lại chất lượng và năng suất cao hơn. Đây là phương pháp được dùng chủ yếu trong các công trình có khối lượng đào lắp lớn, đòi hỏi tốc độ nhanh và đảm bảo chất lượng cao.

Các phương pháp thi công nền đường
Phương pháp này sử dụng máy móc làm phương tiện vận chuyển hoặc đào, lắp trong quá trình thi công

Thi công nổ phá

Phương pháp này sử dụng thuốc nổ, tạo nên sức công phá, năng lượng lớn bằng cách kích hoạt phản ứng nổ để đào lắp đất đá. Thi công bằng phương pháp này có tốc độ nhanh, không đòi hỏi quá nhiều nhân lực, máy móc vì chỉ sử dụng thuốc nổ làm vật liệu chính, nhưng phương pháp này phải đảm bảo sự an toàn cao. Thi công bằng thuốc nổ thường được sử dụng cho các công trình xuất hiện những vùng đất đá cứng mà không thể thi công bằng các phương án khác được.

Thi công bằng sức nước

Phương pháp thi công bằng sức nước có thể hiểu là dùng sức nước cho vào đất để đất hòa với nước, đất lơ lửng trong nước rồi được dẫn tới nơi cần đắp lắp đất. Do đó, các khâu trong quy trình thi công nền đất từ việc đào đất đến khi vận chuyển đất đều dựa vào sức nước. Đây cũng là phương pháp tối ưu nhất, vừa tiết kiệm được chi phí, vừa không cần phải sử dụng sức người nhiều.

Phương pháp thi công bằng sức nước có thể hiểu là dùng sức nước cho vào đất để đất hòa với nước
Phương pháp tiến hành thi công bằng sức nước thích hợp với những nền đất yếu

Có thể bạn quan tâm: Bật mí 4 quy trình thi công chống thấm chi tiết và hiệu quả

Quy trình thi công nền đường chi tiết

Trước khi tiến hành quy trình thi công nền đường chi tiết, bạn phải làm công tác chuẩn bị trước, có thể là chuẩn bị về mặt kỹ thuật hoặc chuẩn bị về mặt tổ chức. Sau đó tiến hành thi công, có 2 biện pháp thi công chính là thi công nền đường đào và thi công nền đường đắp. Nội dung chi tiết về các bước trong quy trình thi công thể hiện như sau:

Chuẩn bị

Bạn cần phải làm bước chuẩn bị trước khi tiến hành thi công, có 2 công tác chuẩn bị trước khi thi công. Đó là chuẩn bị về mặt kỹ thuật có thể kể đến như nghiên cứu trước hồ sơ, khôi phục và cắm tuyến đường trên thực địa, xác định khu vực cần thi công, tiến hành thi công công trình thoát nước và làm phần đường dành cho bộ phận máy móc có thể được đưa vào. Về mặt tổ chức, bạn phải tổ chức bộ phận quản lý, giám sát công trình, đi khảo sát vùng bạn chuẩn bị thi công và khí hậu tại nơi đó,…

Bạn cần phải làm bước chuẩn bị trước khi tiến hành thi công, có 2 công tác chuẩn bị trước khi thi công
Trước khi tiến hành thi công nền đường, bạn cần phải chuẩn bị về mặt kỹ thuật và tổ chức

Tiến hành thi công nền đường đào

Khi thực hiện quy trình thi công nền đường đào, bạn có thể chọn lựa 4 phương án thường hay được các nhà thầu sử dụng như đào toàn bộ theo chiều ngang, đào từng lớp theo chiều dọc, đào hào dọc và phương án đào hỗn hợp. Nội dung của từng phương án chi tiết như sau:

  • Đào toàn bộ theo chiều ngang là phương án tiến hành chia nhỏ lớp đất nền trước khi đào, trên mỗi đoạn nhỏ ta tiến hành đào toàn bộ mặt cắt ngang nền đường, bạn có thể bắt đầu đào từ một bên hoặc cả hai bên nền đào đều được. Bạn cũng có thể dùng phương pháp thi công bằng thủ công hoặc bằng máy xúc. Phương ăn này thích hợp với những công trình có đoạn nền đào sâu và ngắn.
  • Đào từng lớp theo chiều dọc là phương án đào từng lớp chiều dọc trên toàn bộ chiều rộng của mặt cắt ngang nền đường và đào sâu dần xuống dưới. Bạn có thể sử dụng máy ủi, máy xúc hay kết hợp thêm ô tô vận chuyển,… Phương án này không thích hợp với những đoạn đường dốc, không thuận tiện khi vận chuyển máy móc.
  • Đào hào dọc là phương án đào hào dọc hẹp trước, sau đó ta dựa vào hào dọc đó mở rộng sang hai bên mặt nền đào, hoặc ta cũng có thể làm đường cho xe vận chuyển và nước thoát ra ngoài. Việc thi công đào hào dọc được tiến hành bằng máy xúc hay bằng thủ công đều được. Nếu quá khó khăn trong việc vận chuyển, bạn có thể lắp thêm đường ray để giải quyết vấn đề đó. Phương án này thích hợp với các công trình nằm trên đoạn nền đào vừa dài vừa sâu.
  • Cuối cùng là phương án đào hỗn hợp. Phương án có thể thực hiện bằng cách kết hợp cả 2 phương án là đào hào dọc với đào toàn bộ theo chiều ngang, nhằm mục đích tăng diện tích thi công. Trước khi quyết định kết hợp phương án nào lại với nhau, bạn phải xét đến tính chất công việc, máy móc, công cụ thi công và mặt cắt của nền đào.
Đào toàn bộ theo chiều ngang là phương án tiến hành chia nhỏ lớp đất nền trước khi đào
Tùy vào điều kiện đất ở khu vực thi công, bạn có thể sử dụng bốn phương án thi công nền đường khác nhau

Tiến hành quy trình thi công nền đường đắp

  • Bước 1: Trước tiên, bạn cần phải xử lý nền đất tự nhiên trước khi tiến hành thi công đắp nền. Bạn nên sử dụng thiết bị san đất phù hợp để đảm bảo nền đất được xử lý đồng đều. Trong quá trình xử lý, bạn cũng cần phải kiểm tra thường xuyên độ cao và độ bằng phẳng của của các lớp đất, đảm bảo độ ẩm phù hợp với công trình thi công.
  • Bước 2: Để đảm bảo nền đường được ổn định, không phát sinh các sự cố như lún, trượt, biến dạng,… thì bạn cần chọn vật liệu đắp đất phù hợp dựa vào tính chất của đất. Bạn nên tránh những loại đất có độ ẩm lớn hoặc có lẫn muối hòa tan và các chất hữu cơ,… để đắp đất. Thay vào đó, bạn có thể lựa chọn đất thoát nước tốt để đắp nền đường là tốt nhất.
  • Bước 3: Bạn có thể tiến hành đắp đất bằng các phương án như đắp từng lớp ngang, đắp từng lớp xiên hay còn gọi là đắp lấn và phương án đắp hỗn hợp. Tùy vào địa hình và kích thước của nền đường, bạn có thể chọn một trong những phương án trên để tiến hành thi công.
  • Bước 4: Trong trường hợp thi công ở khu vực không thể dùng xe tải hoặc các phương tiện vận chuyển khác thì bạn có thể tiến hành thi công đắp đất ở phần đáy bằng cách đổ liên tiếp các lớp đất dày, đồng đều để thuận tiện cho việc các phương tiện đổ các lớp đất sau sau khi vào được khu vực thi công.
Tiến hành quy trình thi công nền đường đắp
Thi công nền đường đào và đắp có sự khác nhau, vậy nên bạn cần hiểu rõ các bước trước khi thực hiện

Lưu ý khi thực hiện trình tự thi công nền đường

Thi công nền đường là một trong những công việc quan trọng nhưng các nhà thầu thi công luôn xem là đơn giản, không quan trọng. Nó quyết định đến độ bền và kết cấu của mặt đường trong thời gian dài. Đối với việc thi công trên các nền đường kết cấu yếu thì bạn cần đảm bảo việc lập kế hoạch để tiến hành thi công sớm, đúng tiến độ để tránh nền hư hỏng vì đất khá yếu.

Để đảm bảo công trình thi công nền đường đạt thành quả chất lượng, bạn cũng phải chú ý đến các yêu cầu kỹ thuật ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng làm nền đường. Khi thực hiện các công việc trong quá trình thi công nền đường, công nhân cần phải thật nghiêm túc và cẩn thận để công trình đảm bảo chất lượng và bền vững theo thời gian.

quy trinh thi cong nen duong
Khi thực hiện thi công nền đường, bạn phải chú ý đến kỹ thuật, nhân công,… để đảm bảo chất lượng của công trình

Có thể bạn quan tâm: Đơn vị Thiết kế nhà phố Đà Nẵng uy tin

Bài viết trên đa hướng dẫn chi tiết các cách để thực hiện quy trình thi công nền đường hiệu quả. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn tham khảo quy trình thi công và nhận biết tính chất của từng khu vực để lựa chọn phương án thi công nền đường cho hợp lý. Cảm ơn bạn đã theo dõi và hẹn gặp lại bạn vào các bài viết tiếp theo nhé.

Để lại một bình luận

Your email address will not be published.

You may use these <abbr title="HyperText Markup Language">HTML</abbr> tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>

*