Bạn đã biết đến 7 bước trong quy trình thi công cọc khoan nhồi đường kính nhỏ chi tiết và đơn giản nhất chưa? Nếu bạn muốn tìm hiểu về quy trình thi công thì đừng lo, EnBasic đã tổng hợp và hướng dẫn chi tiết nhất các bước thực hiện khoan cọc nhồi tiết diện nhỏ qua bài viết dưới đây. Bạn hãy tham khảo ngay nhé.
Cọc khoan nhồi đường kính nhỏ là gì?
Cọc khoan nhồi đường kính nhỏ là cọc có đường kính nhỏ hơn hoặc bằng 800mm, được sử dụng phương pháp khoan tạo lỗ để tiến hành các công đoạn thi công lấp lỗ bằng bê tông. Loại cọc này thường được sử dụng phổ biến trong các công trình xây dựng quy mô khác nhau, từ nhà ở dân dụng đến các công trình nhà cao tầng, khách sạn,…
Ưu nhược điểm của cọc khoan nhồi đường kính nhỏ
Cọc khoan nhồi đường kính nhỏ có ưu thế về giá thành, loại cọc này có giá bán rẻ hơn rất nhiều so với các loại cọc khác, sử dụng thiết bị thi công nhỏ gọn. Mặc dù cọc nhồi có tiết diện nhỏ, nhưng sức chịu tải của nó lại lớn, dễ dàng thay đổi độ sâu của cọc mà không bị tác động bởi các tầng đất cứng. Ngoài ra, khi khoan cọc đường kính nhỏ, tiến độ thi công sẽ diễn ra nhanh hơn rất nhiều.
Tuy nhiên, cọc nhồi đường kính nhỏ cũng có những mặt hạn chế khác. Bạn nên chuẩn bị trước vì khi thi công khoan cọc nhồi đường kính nhỏ, môi trường thi công thường dễ sinh lầy. Chiều sâu khi thi công cọc nhồi đường kính nhỏ cũng rất hạn chế, khi thi công bạn cũng sẽ rất khó để kiểm tra chất lượng bê tông được nhồi vào cọc. Để làm được điều đó, bạn cần phải thuê đội ngũ công nhân chuyên nghiệp và phải giám sát chặt chẽ trong suốt quá trình thi công.
Xem thêm: Bật mí 4 quy trình thi công chống thấm chi tiết và hiệu quả
Quy trình thi công cọc khoan nhồi đường kính nhỏ
Các bước thi công cọc khoan nhồi đường kính nhỏ thực chất không phức tạp như nhiều người vẫn nghĩ. Thế nhưng, để thực hiện được quy trình, bạn cũng cần phải tiến hành thi công cẩn thận và chuẩn bị kỹ lưỡng. Dưới đây là nội dung chi tiết hướng dẫn 7 bước trong quy trình thi công cọc khoan nhồi đường kính nhỏ đơn giản nhất mà bạn nên tham khảo.
Bước 1: Định vị tim cọc
Như đã nói ở trên, môi trường thi công cọc khoan nhồi đường kính nhỏ rất dễ sinh lầy nên việc định vị tim cọc thường mất rất nhiều thời gian. Nguyên nhân có thể kể đến như làm mất dấu định vị của các cọc hay do thiết bị khoan di chuyển nên làm lệch đi định vị đã được lên từ trước. Vậy nên để định vị tim cọc chuẩn, bạn nên thực hiện như sau:
- Chọn hai trục trên bản vẽ để tạo thành hệ tọa độ;
- Từ hệ trục, xác định vị trí tim cọc;
- Đo kiểm tra từng tim cọc trước khi tiến hành thi công;
- Sai số khi định vị tim cọc không được vượt quá 5cm;
- Kiểm tra lại khi thực hiện khoan tại vi trí tim cọc.
Bước 2: Khoan tạo lỗ
Trước khi khoan tạo lỗ, bạn cần phải kiểm tra độ thẳng của dây dẫn cần khoan để đảm bảo lỗ khoan không bị lệch đi. Trong quá trình khoan tạo lỗ, dung dịch khoan sẽ đi tuần tự từ giếng khoan đến hố lắng và mang theo mùn khoan nhỏ lên trên. Nếu bạn gặp phải các địa tầng khác nhau thì cần điều chỉnh tỷ lệ dung dịch betonite tương thích nhằm ổn định lại hố khoan.
Xem thêm: Công ty thiết kế nhà phố Đà Nẵng
Bước 3: Kiểm tra địa tầng và độ sâu
Để kiểm tra địa tầng, yêu cầu kỹ thuật viên hoặc kỹ sư giám sát phải có kinh nghiệm nhận biết các địa tầng thực tế sai lệch bao nhiêu so với trong hồ sơ khảo sát ban đầu. Muốn làm được điều đó, kỹ thuật viên cần phải dựa vào tốc độ khoan, màu sắc dung dịch, mùn khoan,… Nếu có sự khác biệt nhiều so với tài liệu đã được chuẩn bị trước khi thi công thì thông báo cho chủ đầu tư để đưa ra giải pháp phù hợp.
Bước 4: Lấy phôi khoan
Bước tiếp theo trong quy trình thi công cọc khoan nhồi đường kính nhỏ là công đoạn lấy phôi khoan. Bạn có thể dùng mũi khoan có nắp hay còn gọi là mũi khoan lapel để tiến hành thả xuống đáy hố và kéo đất lên. Thông thường, bạn chỉ cần kéo một lần là đủ, tuy nhiên cũng có một vài trường hợp phải kéo hai lần khi cần thết. Cuối cùng, bạn thả lồng sắt và các ống đổ bê tông đã được nối vào đáy hố là xong.
Bước 5: Công tác cốt thép và thả ống đổ
Trước khi tiến hành công tác gia công cốt thép, giám sát viên cần kiểm tra cẩn thận đường kính thép, loại thép, đường kính đai,… để không bị mắc sai lầm khi thi công. Chiều dài sắt nối giữa các cốt thép lớn hơn 30d nếu nối buộc và lớn hơn 10d nếu nối hàn. Khi thả ống đổ, bạn cần phải đảm bảo ống đổ đã sạch sẽ rồi mới tiến hành thả ống đổ xuống hố.
Bước 6: Vệ sinh hố khoan
Đây là công đoạn quan trọng nhất khi tiến hành thi công khoan cọc tiết diện nhỏ. Trong quá trình khoan và sau khi khoan thường sẽ xuất hiện những phôi khoan nằm dưới đáy hố, có thể là do phôi khoan có trong dung dịch hay những phôi khoan quá lớn mà dung dịch không thể đưa lên khỏi hố được. Chính vì vậy, bạn cần phải tiến hành vệ sinh hố khoan. Các công trình thi công thường sử dụng hai phương pháp vệ sinh hố khoan chính như:
- Phương pháp dùng khí nén: Dùng khí nén áp suất cao để thổi ngược dung dịch từ trong lòng ống ra ngoài.
- Phương pháp bơm ép ngược: Dùng máy Diezel bơm ép dung dịch vào ống đổ rồi cho dung dịch chảy xuống hố khoan, dung dịch sẽ mang theo các phôi khoan lên khỏi hố khoan.
Bước 7: Đổ bê tông
Ngay sau khi kết thúc công tác vệ sinh hố khoan, bạn tiến hành đổ bê tông trong khoảng thời gian tối đa 10 phút. Trước khi đổ bê tông, bạn cũng cần phải kiểm tra van trượt được đặt vào miệng ống đổ để bảo đảm mẻ bê tông đầu tiên thuận lợi xuống đáy hố và bạn cũng cần chú ý không để bê tông tiếp xúc trực tiếp với nước hay dung dịch khoan khi đổ bê tông.
Có thể bạn quan tâm: Chứng chỉ hành nghề xây dựng là gì? Top 4 điều bạn cần lưu ý
Bài viết trên đã tổng hợp và hướng dẫn chi tiết các bước thực hiện quy trình thi công cọc khoan nhồi đường kính nhỏ. Mỗi bước trong quy trình đều rất quan trọng nên bạn không được bỏ qua giai đoạn nào trong suốt quá trình thi công cọc khoan tiết diện nhỏ. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn hiểu thêm về các bước thi công cọc khoan nhồi. Cảm ơn bạn đã theo dõi.