Để đảm bảo sự an toàn và bền lâu cho công trình, việc thi công móng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Trong đó, móng bè là một trong những loại móng được ưa chuộng và áp dụng phổ biến nhờ khả năng chịu tải cao và phù hợp với nhiều loại địa hình khác nhau. Trong bài viết này, cùng EnBasic tìm hiểu về đặc điểm, quy trình và chi phí liên quan đến thi công móng bè, giúp bạn có cái nhìn tổng quan khi quyết định lựa chọn phương án móng cho công trình của mình.
Tìm hiểu về thi công móng bè
Móng bè là một trong những giải pháp móng nền được sử dụng rộng rãi trong xây dựng, đặc biệt là đối với những công trình có tải trọng lớn và nền đất yếu. Việc lựa chọn và thi công loại móng bè đúng cách sẽ quyết định đến sự bền vững và an toàn của công trình. Vậy móng bè là gì? Cấu tạo của loại móng này ra sao? Liệu móng bè có những ưu điểm gì so với các loại móng khác? Và có những hạn chế nào? Tìm ngay câu trả lời ngay bên dưới đây.
Móng bè là gì?
Móng bè, hay còn gọi là móng nền, là loại kết cấu xây dựng nằm ở tầng đáy của công trình. Chức năng chính của móng bè là phân tán trọng lực của công trình lên toàn bộ bề mặt nền đất, giúp công trình chịu được lực ép từ phía trên.
Loại móng này thường được sử dụng trong những khu vực có nền đất yếu, nơi cần một giải pháp để phân bố đều tải trọng nhằm đảm bảo độ ổn định và an toàn cho công trình. Móng bè là một loại móng nông, được thiết kế để bao phủ toàn bộ diện tích móng, tạo ra sự cân bằng và vững chắc cho công trình.
Cấu tạo của loại móng bè
Móng bè bao gồm các thành phần chính như sau:
- Lớp bê tông lót móng: Có độ dày khoảng 100mm, được điều chỉnh theo yêu cầu thiết kế để phù hợp với nền đất yếu.
- Chiều cao của móng bè: Thường dao động xung quanh 3200mm, phù hợp với hầu hết các dự án nhà ở thông thường.
- Kích thước dầm móng: Khoảng 300x700mm, tùy thuộc vào yêu cầu thiết kế và tải trọng.
- Thép dầm móng: Được sử dụng thép dọc phổ thông với đường kính 6Φ(20-22) và thép đai Φ8a150 để đảm bảo độ bền và an toàn cho công trình.
- Thép bản móng: Sử dụng thép tiêu chuẩn với 2 lớp thép Φ12a200 để gia cố cấu trúc.
Các loại móng bè hiện nay
Móng bè có thể được phân loại thành 4 loại chính như sau:
- Bản phẳng: Chiều dài của bản phẳng nên được xác định theo công thức e = (⅙)l, với khoảng cách giữa các cột l ≤ 9m và trọng tải khoảng 1.000 tấn mỗi cột.
- Bản vòm ngược: Loại bản này thường được áp dụng cho các công trình yêu cầu khả năng chịu uốn cao. Đối với các công trình nhỏ hơn, bản vòm có thể được xây dựng bằng gạch, đá hoặc bê tông với e = (0.032 l + 0.03)m và độ võng của vòm là f ≈ 1,7 l ~ 1/10 l.
- Kiểu có sườn: Có hai kiểu sườn chính: sườn dưới với tiết diện hình thang, giúp chống trơn trượt hiệu quả và có xu hướng gia tăng khả năng chịu lực và sườn nằm trên bản.
- Kiểu hộp: Móng kiểu hộp phân bố đều trên nền đất nhưng tập trung lực tác động vào điểm nhất định. Loại móng này thích hợp cho các công trình 2 tầng hoặc những ngôi nhà có kết cấu khung chịu lực tốt, độ cứng cao nhưng trọng lượng nhẹ.
Ưu điểm của thi công móng bè
Móng bè không chỉ nổi bật với khả năng chịu lực và ổn định cao, mà còn mang lại nhiều lợi ích khác cho các dự án xây dựng. Cùng đi qua những ưu điểm dưới đây:
- Móng bè đặc biệt phù hợp với công trình xây dựng trên lớp địa tầng dày, ổn định và có chất lượng địa chất tốt.
- Với chiều sâu chôn móng nông, móng bè rất thích hợp cho các công trình thấp và có tải trọng nhỏ, giúp giảm thời gian thi công móng nhà và chi phí thiết kế.
- Móng bè là sự lựa chọn phù hợp cho các công trình ở khu vực có mật độ xây dựng thấp và ít bị ảnh hưởng từ các công trình lân cận.
Nhược điểm của loại móng bè
Mặc dù móng bè có nhiều ưu điểm, nhưng cũng tồn tại một số nhược điểm cần cân nhắc. Những vấn đề này có thể ảnh hưởng đến hiệu quả và độ bền của công trình nếu không được xử lý đúng cách. Móng bè có một số nhược điểm cần lưu ý:
- Móng bè có thể gặp phải hiện tượng lún không đều do sự biến đổi không đồng nhất của lớp địa chất bên dưới.
- Khi xảy ra tình trạng lún lệch, việc khôi phục kết cấu về trạng thái ban đầu là rất khó khăn và sự xuất hiện của các vết nứt theo thời gian có thể làm giảm tuổi thọ của công trình.
- Móng bè đòi hỏi điều kiện địa chất và địa hình phù hợp, vì vậy không phải lúc nào cũng có thể áp dụng cho tất cả các loại nền đất.
- Do móng bè được chôn ở độ sâu nông, nó có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường như sự thoát nước ngầm, mưa gió hoặc động đất. Những yếu tố này có thể gây ảnh hưởng không chỉ đến móng bè mà còn đến nền móng của các công trình lân cận.
Quy trình thi công loại móng bè cho nhà ở đúng tiêu chuẩn
Để đảm bảo công trình đạt chất lượng, việc thi công móng bè cần tuân thủ một quy trình nghiêm ngặt và đúng tiêu chuẩn. Quy trình thực hiện xây móng bè bao gồm các bước từ chuẩn bị mặt bằng, đào móng, đổ bê tông, đến kiểm tra và bảo trì. Mỗi giai đoạn đều có những yêu cầu và kỹ thuật cụ thể nhằm đảm bảo móng bè có thể chịu được tải trọng và ổn định trên nền đất.
Bước 1. Chuẩn bị thi công
Trong giai đoạn chuẩn bị, các công việc cần thực hiện bao gồm:
- Lựa chọn nhà thầu: Tìm và ký hợp đồng với đơn vị thi công uy tín.
- Chuẩn bị khu vực thi công: Thực hiện các công việc như làm sạch mặt bằng và san lấp để tạo điều kiện thuận lợi cho thi công.
- Chuẩn bị nguyên vật liệu và thiết bị: Đảm bảo cung cấp đầy đủ vật liệu xây dựng và trang bị các máy móc cần thiết cho quá trình thi công.
Bước 2. Đào đất tạo hố để xây móng
Dựa trên bản vẽ thiết kế công trình, nhà thầu sẽ tiến hành đào hố móng trong khu vực đã được chuẩn bị và san lấp. Công việc này bao gồm việc đào đất để tạo ra hố móng theo kích thước và diện tích được chỉ định trong bản vẽ thiết kế.
Bước 3. Đổ bê tông để giằng móng
Bê tông cần được trộn đúng theo tiêu chuẩn chất lượng và quy trình kỹ thuật để đảm bảo hiệu quả và độ bền của công trình. Đối với móng bè, bê tông được đổ theo từng lớp, mỗi lớp có độ dày khoảng 20-30 cm. Để đảm bảo liên kết tốt giữa các lớp bê tông, lớp trên phải chồng lên lớp dưới ngay khi bê tông bắt đầu đông kết.
Bước 4. Nghiệm thu và bảo dưỡng sau khi hoàn tất thi công móng
Sau khi đổ bê tông, việc nghiệm thu công trình được thực hiện để kiểm tra chất lượng và đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn thiết kế. Song song với đó, bảo trì móng bè là rất quan trọng, bao gồm việc giữ ẩm liên tục cho bê tông và bảo vệ khỏi các tác động cơ học và biến động nhiệt độ. Các kiểm tra định kỳ sẽ giúp phát hiện và khắc phục kịp thời các vấn đề như nứt hoặc lún.
Kết cấu chịu tải của móng bè
Trong một dự án xây dựng với kích thước móng bè là 4mx4m và tải trọng của công trình là 55 tấn, khả năng chịu lực của móng bè được xác định bằng cách chia trọng lượng công trình cho diện tích móng, như sau:
55 tấn / 16m2 = 3,4 tấn/m2.
Từ kết quả trên, ta có thể kết luận rằng móng bè có khả năng chịu lực lên đến 3,4 tấn/m2. Tuy nhiên, cấu trúc móng sẽ được thiết kế và điều chỉnh dựa trên các yếu tố cụ thể của từng khu vực để đảm bảo an toàn tối đa và tối ưu hóa chi phí xây dựng. Ngoài ra, trong một số công trình, nếu móng bè được hỗ trợ thêm bởi các cột, khả năng chịu lực của nó có thể được cải thiện đáng kể.
Chi phí thi công móng bè năm 2024 – EnBasic
Chi phí xây dựng móng bè có thể thay đổi dựa trên một số yếu tố như kích thước và độ sâu của móng, giá nguyên vật liệu trên thị trường, chi phí thi công và tình trạng của nền đất. Hiện tại, giá thi công loại móng bè tại EnBasic nằm trong khoảng từ 3.500.000 đồng/m2 đến 4.000.000 đồng/m2.
Để được tính chi phí thi công móng cụ thể, bạn nên thuê đơn vị khảo sát địa chất để tính được kết cấu và biết được hiện trạng. Ngoài ra, bạn có thể liên hệ đến EnBasic qua hotline 0876 68 68 69, để được chuyên viên tư vấn nhanh nhất!
Lưu ý khi thi công loại móng bè không nên bỏ qua
Thi thi công móng bè, việc chú ý đến một số yếu tố quan trọng có thể ảnh hưởng lớn đến chất lượng và độ bền của công trình. Dưới đây là các điểm cần lưu ý để đảm bảo quá trình thi công diễn ra suôn sẻ và hiệu quả:
- Đảm bảo bê tông luôn duy trì độ ẩm và tránh tiếp xúc với mưa hoặc nắng gắt để tránh hiện tượng xi măng chết hoặc bê tông bị nứt. Thời gian bảo quản thường kéo dài từ 1-2 ngày để bê tông kết dính hoàn toàn.
- Dù móng bè phù hợp với nền đất yếu, cần kiểm tra độ ổn định của nền đất. Nếu nền không ổn định hoặc có nguy cơ sụt lún, sẽ ảnh hưởng đến chất lượng và độ bền của công trình.
- Các cọc đóng vai trò quan trọng trong việc truyền tải lực. Chú trọng bố trí cọc đúng cách để tối ưu hóa việc giảm nội lực trong móng bè, đảm bảo thi công an toàn và hiệu quả.
Như vậy, bài viết trên đã cung cấp thông tin về đặc điểm, quy trình và chi phí thi công móng bè. EnBasic hy vọng rằng những kiến thức này sẽ hữu ích cho bạn trong việc hiểu rõ hơn về loại móng này. Đừng quên theo dõi và truy cập vào chuyên mục kiến thức xây dựng của chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích khác!