Một công trình muốn đảm bảo chất lượng và hoàn thành đúng tiến độ, người giám sát cần phải nắm rõ quy trình giám sát thi công xây dựng. Mỗi một bước trong quy trình giám sát đều quan trọng và nó ảnh hưởng đến bản nghiệm thu cuối cùng. Nếu bạn chưa nắm các bước trong quy trình giám sát thi công thì hãy cùng EnBasic tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Giám sát thi công xây dựng là gì?
Giám sát thi công xây dựng là những kỹ sư có chuyên môn, kinh nghiệm và phải được cấp chứng chỉ hành nghề, thường là chủ đầu tư hay giám sát viên. Dù ai chịu trách nhiệm giám sát thi công xây dựng thì cũng đều phải đảm bảo công trình xây dựng đúng kỹ thuật, quy trình, tiến độ và đồng thời còn phải đúng theo quy định của pháp luật.
Hai loại hình giám sát thường thấy của một công trình thi công
Đầu tiên là bên tư vấn giám sát thi công, đây là tổ chức, công ty tư vấn được chủ đầu tư thuê với mục đích tư vấn tất cả những gì liên quan đến công trình xây dựng và giám sát công trình thi công qua những bản vẽ thiết kế đã được công ty cung cấp. Đơn vị tư vấn giám sát sẽ là người chịu trách nhiệm về chất lượng và luật pháp của dự án công trình.
Tiếp đến là bên giám sát thi công, công việc chính của bên này là triển khai các bản vẽ đã được thiết kế lên thực địa, đồng thời là bên chịu trách nhiệm giám sát, chỉ đạo những công nhân đang tiến hành xây dựng công trình dự án theo bản vẽ mà chủ đầu tư đã cũng cấp và phê duyệt.
Xem thêm: Công trình xây dựng là gì? Một số loại công trình phổ biến hiện nay
Quy trình giám sát thi công xây dựng
Quy trình giám sát thi công xây dựng giúp cho công trình được thực hiện theo đúng tiến độ và đảm bảo yêu cầu, chất lượng đã đặt ra. Một quy trình giám sát thi công đạt chuẩn thường gồm 8 bước chính, nội dung của từng bước được nêu ra như sau.
- Bước 1: Kiểm tra hồ sơ thiết kế
Bước đầu tiên và cũng là bước quan trọng nhất trong quy trình giám sát thi công xây dựng chính là kiểm tra hồ sơ thiết kế. Tất nhiên, thời điểm bản thiết kế được vẽ khẳng định chưa hoàn toàn là chuẩn xác nhất. Muốn đối chiếu bản thiết kế, người giám sát phải so sánh với thực địa, thẩm tra dự toán và đưa ra những quy chuẩn về kỹ thuật được sử dụng trong khi thi công. Từ đó phát hiện kịp thời những điểm chưa hợp lý, đề xuất giải pháp để đảm bảo công trình hoàn thiện hơn.
- Bước 2: Xây dựng kế hoạch giám sát thi công
Người giám sát dựa vào bản thiết kế đã được sửa đổi, bổ sung và phê duyệt để xây dựng bản kế hoạch giám sát chi tiết. Bản kế hoạch đó phải đảm bảo đúng tiêu chí về mặt kỹ thuật đã được xác định từ trước, ngoài ra còn phải dựa vào những quy chuẩn xây dựng của Nhà nước để lập nên kế hoạch giám sát thi công chuẩn xác, tránh công trình không xây dựng kịp tiến độ đề ra.
- Bước 3: Đánh giá hồ sơ thiết kế thi công xây dựng
Căn cứ theo những quy chuẩn kỹ thuật của dự án, người giám sát cần đánh giá, tập trung rà soát, kiểm tra, xem xét kỹ các thành phần và hạng mục trong bản hồ sơ thiết kế. Nếu người giám sát chủ quan bỏ qua bước này, khi gặp sự cố về mặt kỹ thuật sẽ làm dự án tăng thêm nhiều chi phí phát sinh không đáng có. Đồng thời việc đánh giá hồ sơ thiết kế thi công còn giúp công trình xây dựng đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ.
- Bước 4: Giám sát thi công từng hạng mục
Người giám sát phải có trách nhiệm giám sát chặt chẽ từng khâu, từng hạng mục cụ thể trong quá trình thi công xây dựng. Dựa vào hồ sơ thiết kế, xem xét lại số liệu kỹ thuật của công trình, nguyên vật liệu,… đã đúng quy chuẩn chưa để kịp thời đưa ra giải pháp xử lý phù hợp. Thông qua việc giám sát từng hạng mục, công trình xây dựng được đảm bảo an toàn và tiến độ thi công.
- Bước 5: Đảm bảo công trình thi công đúng tiến độ
Để đảm bảo quá trình thi công diễn ra đúng tiến độ, người giám sát cần phải theo dõi và đôn đốc nhân công xây dựng, nhưng cũng phải đặt bản thân vào hoàn cảnh của công nhân. Trong trường hợp thời tiết quá xấu thì giám sát nên đưa ra giải pháp phù hợp như cho công nhân nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe của họ. Ngoài ra, giám sát cũng có thể linh hoạt đưa ra những giải pháp rút ngắn thời gian thi công nhưng vẫn đảm bảo chất lượng và không làm phát sinh chi phí.
- Bước 6: Quản lý giá thành xây dựng
Người giám sát cần theo dõi giá thành cụ thể của từng khâu trong suốt quá trình thi công, so sánh giá thực tế với giá trong hồ sơ thiết kế chênh nhau bao nhiêu để bàn lại với chủ công trình. Thông qua đó, giám sát viên còn có thể đề xuất thay đổi các nguyên vật liệu đảm bảo giá nằm trong tính toán, vừa phù hợp với tiêu chuẩn về giá thành trong hồ sơ vừa không làm phát sinh thêm chi phí xây dựng.
- Bước 7: Lập báo cáo định kỳ
Việc lập báo cáo thường xuyên là điều rất cần thiết trong quy trình giám sát thi công xây dựng. Người giám sát có thể lập báo cáo hàng tuần hoặc hàng tháng để xem xét tiến độ và quá trình xây dựng thi công đang diễn ra như thế nào. Từ đó đưa ra những giải pháp kịp thời, giải quyết các vấn đề phát sinh nhanh chóng mà không làm phát sinh thêm chi phí nào.
- Bước 8: Nghiệm thu công trình xây dựng
Sau khi đã hoàn thành công trình xây dựng, người giám sát cần nghiệm thu theo từng hạng mục và theo công trình. Giám sát viên nghiệm thụ từng khâu cụ thể, nếu có sau sót thì đưa ra giải pháp kịp thời xử lý. Sau khi đã hoàn thành nghiệm thu từng hạng mục, giám sát tiếp tục xem xét công trình xây dựng đã phù hợp với luật xây dựng của nhà nước hay chưa. Nếu quá trình nghiệm thu không xảy ra sai sót gì thì tiến hành bàn giao công trình hoàn thành cho chủ đầu tư.
Xem thêm: Công ty Thiết kế nhà phố đẹp Đà Nẵng uy tín nhất hiện nay
Người có thẩm quyền trong quy trình giám sát thi công xây dựng
Đối với công trình đâu tư bằng vốn của cá nhân hay tổ chức thì người giám sát chủ yếu là chủ đầu tư hoặc đơn vị tư vấn giám sát được chủ đầu tư thuê. Còn đối với công trình đầu tư bằng ngân sách của Nhà nước hay vốn ngoài ngân sách Nhà nước, tổ chức theo dõi thi công là người giám sát nhưng phải độc lập với các nhà thầu thi công khác. Cả tổ chức theo dõi thi công hay các nhà thầu thi công đều không có quyền kiểm định chất lượng công trình do mình giám sát và cung cấp.
Bài viết trên đây là tổng hợp quy trình giám sát thi công xây dựng chi tiết nhất qua 8 bước cụ thể. Liên hệ hotline 0876 68 68 69 nếu bạn có nhu cầu cần EnBasic tư vấn về thiết kế và thi công giám sát công trình, kiến trúc. Cảm ơn bạn đã theo dõi và hẹn gặp lại bạn vào những bài viết tiếp theo nhé.