12 bước trong quy trình quản lý chất lượng thi công xây lắp

Quy trình quản lý chất lượng thi công xây lắp là trình tự các công việc bạn cần phải thực hiện khi đảm nhận vai trò giám sát, quản lý công trình xây dựng. Quá trình quản lý chất lượng công trình xây dựng thực chất phải thông qua rất nhiều bước. Nếu bạn cẩn thận trong khâu quản lý và giám sát thì công trình xây dựng mới có thể đảm bảo an toàn và chất lượng. Nếu bạn chưa biết đến những bước trong quy trình quản lý chất lượng là gì thì hãy cùng EnBasic tham khảo bài viết này ngay nhé.

Quản lý chất lượng thi công xây lắp là gì?

Quản lý chất lượng thi công xây lắp là trách nhiệm của các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng nằm trong hạng mục phù hợp theo quy định của pháp luật. Các công việc liên quan đến việc quản lý chất lượng thi công có thể kể đến như công việc trong quá trình chuẩn bị, thực hiện đầu tư xây dựng công trình và sử dụng công trình như thế nào. Qua đó, công trình xây dựng càng được đảm bảo hơn về chất lượng và độ an toàn khi thực hiện.

công trình xây dựng càng được đảm bảo hơn về chất lượng và độ an toàn khi thực hiện.
Quản lý chất lượng thi công xây lắp là trách nhiệm của tất cả các cá nhân tham gia vào quá trình xây dựng

12 bước trong quy trình quản lý chất lượng thi công xây lắp

Quy trình quản lý chất lượng thi công xây lắp trải qua nhiều giai đoạn, nhưng nó cũng không quá khó để thực hiện. Để quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng, bạn cần phải thực hiện trình tự tất cả 12 bước. Quy trình bắt đầu từ khâu tiếp nhận mặt bằng đến khi bàn giao công trình xây dựng. Để hiểu rõ hơn, bạn hãy xem ngay 12 bước sau đây:

  • Bước 1: Tiếp nhận mặt bằng thi công xây dựng, lên kế hoạch quản lý chất lượng và thực hiện các công việc liên quan đến việc quản lý chất lượng thi công công trình xây dựng.
  • Bước 2: Quản lý nguyên vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển,… được sử dụng trong suốt quá trình thi công xây dựng.
  • Bước 3: Quản lý và giám sát việc thi công xây dựng do nhà thầu đảm nhận.
  • Bước 4: Giám sát quy trình thi công xây lắp của chủ đầu tư, kiểm tra và thực hiện nghiệm thu công việc xây dựng trong quá trình thi công xây dựng công trình.
  • Bước 5: Giám sát người lên bản vẽ thiết kế (kiến trúc sư) của bên đơn vị thiết kế trong suốt quá trình thi công xây dựng công trình.
  • Bước 6: Thí nghiệm, làm công tác thử nghiệm khả năng chịu lực của kết cấu công trình xây dựng, ghi chép và đồng thời kiểm định, đưa ra giải pháp nếu công tác thử nghiệm chưa được hoàn chỉnh.
  • Bước 7: Nghiệm thu từng giai đoạn trong quá trình thi công xây dựng, nghiệm thu từng bộ phận công trình xây dựng nếu có.
  • Bước 8: Nghiệm thu các hạng mục các công trình đã hoàn thành để tiến hành đưa vào khai thác, sử dụng.
  • Bước 9: Kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nếu có.
  • Bước 10: Lập hồ sơ và lưu trữ khi công trình xây dựng hoàn thành và chuẩn bị đưa vào sử dụng.
  • Bước 11: Hoàn trả mặt bằng
  • Bước 12: Bàn giao công trình xây dựng chất lượng về cho chủ đầu tư.
quy trình quản lý chất lượng thi công xây lắp
Để quản lý chất lượng công trình, bạn cần phải đi lần lượt 12 bước trong công tác quản lý chất lượng thi công

Tổng hợp 8 bước trong quy trình giám sát thi công xây dựng

Các biện pháp đảm bảo an toàn trong quá trình thi công xây dựng

Trong quá trình thi công xây dựng, chắc chắn bạn sẽ gặp một số trường hợp nguy hiểm, gây hại cho cả người và những vật liệu, kiến trúc xung quanh công trình. Vậy nên, mỗi công trình xây dựng trước hết họ đều phải đảm bảo các biện pháp an toàn, phòng trường hợp gặp sự cố không mong muốn trong quá trình xây dựng. Bạn có thể xem chi tiết nội dung của các biện pháp sau đây:

Đảm bảo an toàn cho người

Để đảm bảo an toàn lao động cho công nhân, nhân viên làm việc trên công trường xây dựng, đầu tiên trước khi bắt đầu công tác thi công, bạn phải đưa ra một bản quy định, nội quy cụ thể cho từng hạng mục thi công. Trong quá trình thi công, các nhân viên thuộc bên y tế phải có mặt liên tục để phòng trường hợp bất ngờ xảy ra. Công nhân khi làm việc trên cao thì phải trang bị đầy đủ dụng cụ bảo hộ, kiểm tra dây leo cẩn thận trước khi thực hiện công việc,…

An toàn cho công tác vận chuyển

Khi sử dụng các phương tiện với mục đích chuyên chở vật liệu, bạn phải trang bị đầy đủ thiết bị an toàn, có người am hiểu việc bốc dỡ hàng theo quy định, không tung ném, chằng buộc phải chắc chắn, khi sử dụng phương tiện, người điều khiển phải nghiêm túc, không tùy tiện ngồi nằm khi chưa được phép. Bạn cũng nên lưu ý không nên chở quá nhiều vật liệu vượt mức trọng tải chịu được của phương tiện.

Trạm sơ cứu

Trạm sơ cứu là bộ phận không thể thiếu trong các công trình xây dựng. Nhà thầy xây dựng nên trang bị đầy đủ các thiết bị cho trạm sơ cứu để cấp cứu kịp thời những tai nạn bất ngờ xảy ra tại công trường. Xây dựng trạm sơ cứu cũng giúp việc điều trị, cấp phát thuốc cho bệnh nhân được thuận tiện hơn. Trạm sơ cứu thường được xây ở khu vực ban chỉ huy công trình.

Trạm sơ cứu là bộ phận không thể thiếu trong các công trình xây dựng.
Đơn vị thi công cần chuẩn bị những thiết bị và dụng cụ hỗ trợ sơ cứu phòng sự cố xảy ra

An toàn trong quá trình vận hành máy móc thiết bị

Khi vận hành máy móc thiết bị trong công trường, bạn nên kiểm tra cẩn thận các bộ phận của máy móc trước khi bắt đầu hoạt động. Thiết bị nào cũng cần phải có một giai đoạn nghỉ nên bạn cần kiểm tra định kỳ và bảo dưỡng máy móc, thiết bị đúng quy định. Ngoài ra, việc vận hành hoạt động của các thiết bị phải có sự cho phép và đúng yêu cầu của người giám sát.

Phòng chống cháy nổ tại công trường thi công

Phòng cháy nổ tại công trường là ý thức của từng nhân công và nhân viên làm việc tại công trình xây dựng. Để phòng chống cháy nổ, các công trình phải bố trí hợp lý các hệ thống nước phục vụ thi công,công tác PCCC. Bạn nên quy định những người đi vào công trường không được mang những chất dễ cháy và nổ. Ngoài ra, đường ra vào công trình cũng phải xây dựng thuận tiện cho xe chữa cháy thực hiện nhiệm vụ khi có sự cố xảy đến.

Cập nhật: Báo giá thiết kế nhà phố tại Đà Nẵng

Quản lý thi công xây dựng bao gồm những hạng mục nào?

Căn cứ vào Điều 10 Nghị định của Chính phủ số 06/2021 hướng dẫn về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng đã quy định việc quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình có 6 nội dung chủ yếu. Nhưng cũng có một số nội dung được sửa đổi và bổ sung vào các Nghị định khác theo quy định của pháp luật.

  • Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình;
  • Quản lý tiến độ thi công xây dựng công trình;
  • Quản lý khối lượng thi công xây dựng công trình;
  • Quản lý an toàn lao động, môi trường xây dựng trong thi công xây dựng công trình;
  • Quản lý chi phí đầu tư xây dựng trong quá trình thi công xây dựng;
  • Quản lý các nội dung khác theo quy định của hợp đồng xây dựng.

Trong các quy định trên, 4 quy định đầu được nêu ra và quy định trong Nghị định của Chính phủ số 06/2021 về quản lý chất lượng thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng. Còn 2 nội dung cuối được quy định tại Nghị định của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

Các hạng mục trong quản lý thi công xây dựng
Quản lý thi công xây dựng cần đảm bảo nhiều yếu tố

Có thể bạn quan tâm: Vật liệu xây dựng gồm những gì? Đặc điểm và công năng từng loại bạn cần chú ý

Bài viết trên được EnBasic tổng hợp chi tiết những thông tin chính và trình bày các giai đoạn trong quy trình quản lý chất lượng thi công xây lắp. Hy vọng qua bài viết, bạn có thể tham khảo và hiểu thêm về quá trình quản lý chất lượng, thi công xây dựng tại công trường. Cảm ơn bạn đã theo dõi và hẹn gặp lại bạn vào các bài viết tiếp theo nhé.

Để lại một bình luận

Your email address will not be published.

You may use these <abbr title="HyperText Markup Language">HTML</abbr> tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>

*