Bạn đã biết đến quy trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng chi tiết và mới nhất hiện nay chưa? Nếu chưa biết thì hãy cùng EnBasic tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé. Bài viết đã tổng hợp những thông tin cần thiết và chi tiết nhất cho những ai đang cần. Các bạn cùng xem ngay bài viết dưới đây nhé!
Dự án đầu tư là gì?
Căn cứ khoản 15 Điều 3 Luật Xây dựng 2014 giải thích “Dự án đầu tư xây dựng là việc dựa vào các báo cáo nghiên cứu hoặc báo cáo tài chính kinh tế mà đề xuất các giải pháp liên quan đến việc sử dụng nguồn vốn khi thực hiện xây dựng, cải tạo, sửa chữa, thay đổi các công trình xây dựng. Mục đích của việc đề xuất nhằm giúp nâng cao chất lượng và ước tính để sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên khi thực hiện dự án xây dựng.”
Phân loại dự án đầu tư xây dựng
Theo khoản 8 Điều 1 Luật Xây dựng 2020, dự án đầu tư xây dựng được phân thành 3 tiêu chí dựa vào quy mô, tính chất; công năng phục vụ, mục đích quản lý và nguồn vốn sử dụng. Nội dung chi tiết của 3 tiêu chí phân loại được mô tả như sau.
Dựa vào quy mô, tính chất
Dự án đầu tư xây dựng dựa vào quy mô xây dựng, tính chất công trình và mức độ quan trọng của dự án mà phân thành 4 dự án khác nhau lần lượt là dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án nhóm B, dự án nhóm C. Căn cứ vào từng loại. Ngoài các dự án quan trọng quốc gia, các dự án thuộc lĩnh vực quốc phòng có bảo mật thông tin hay dự án sản xuất chất nổ, chất độc hại cũng có thể phân vào nhóm A.
Dựa vào công năng phục vụ và mục đích quản lý
Dựa vào công năng phục vụ và mục đích mà ta có thể phân dự án đầu tư xây dựng thành những loại dự án như:
- Dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng.
- Công trình công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật, công trình giao thông.
- Công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn, công trình quốc phòng, an ninh.
- Dự án đầu tư xây dựng nhà ở, khu đô thị và đầu tư xây dựng có công năng hỗn hợp khác.
Xem thêm: Công trình xây dựng là gì? Một số loại công trình phổ biến hiện nay
Dựa vào nguồn vốn sử dụng
Dựa vào nguồn vốn ta có thể chia thành các dự án sử dụng đầu tư sử dụng nguồn ngân sách của nhà nước, dự án sử dụng nguồn vốn ngoài ngân sách và các dự án đầu tư xây dựng sử dụng các nguồn vốn khác. Tùy vào mỗi dự án mà ta có thể sử dụng một hoặc nhiều nguồn vốn khác nhau tùy theo mức độ quan trọng.
Quy trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng
Quy trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng lúc nào cũng sẽ trải qua 3 giai đoạn căn bản và hầu như quy trình nào cũng đều sẽ trải qua như vậy. Ba giai đoạn đó là giai đoạn chuẩn bị, giai đoạn thực hiện và giai đoạn kết thúc. Mỗi giai đoạn đều có một số công việc quan trọng nhất định. Nội dung cụ thể của mỗi giai đoạn như sau:
Giai đoạn chuẩn bị
Một dự án đầu tư xây dựng cần phải chuẩn bị một bản quy hoạch chi tiết và cụ thể để thuyết phục được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép. Sau khi đã thông qua được bản quy hoạch xây dựng, tiếp đến là bước lập, thẩm định và phê duyệt bản “Báo cáo nghiên cứu khả thi” hoặc “Bản báo cáo kinh tế”. Bước cuối cùng trong giai đoạn chuẩn bị là quy trình giao đất, cho thuê đất và giải phóng mặt bằng.
Giai đoạn thực hiện
Giai đoạn này bạn sẽ thực hiện các công việc như bàn giao mặt bằng, khảo sát công trình và cuối cùng là thi công xây dựng công trình. Trong quá trình thi công chắc chắn sẽ có những trường hợp sửa đổi, bổ sung thay đổi. Nếu như trường hợp ấy xảy ra, bạn chỉ cần xin điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng công trình cho phù hợp. Cuối cùng là kết thúc xây dựng, nghiệm thu công trình hoàn thành, vận hành thử và bàn giao công trình.
Có thể bạn quan tâm: Mẫu giấy phép xây dựng nhà ở cập nhật mới nhất năm 2024
Giai đoạn kết thúc
Trong giai đoạn kết thúc của dự án đầu tư xây dựng, có một số công việc cần phải hoàn thành như hoàn công công trình; kiểm toán, quyết toán; chứng nhận sở hữu công trình và bảo hành, đưa vào sử dụng. Khi lựa chọn nhà thầu thi công, bạn nên cân nhắc kỹ để dự án đầu tư xây dựng diễn ra suôn sẻ và chất lượng.
Lưu ý trước khi thực hiện quy trình đầu tư xây dựng
Điều quan trọng cần có trước khi đến với quy trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng chính là nguồn vốn. Nguồn vốn của dự án không nhất thiết là tiền mặt, tiền trong ngân hàng mà còn có thể quy đổi từ những vật sở hữu như quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ từ thương hiệu, hay các tài sản khác như máy móc thiết bị, nhà xưởng, công trình xây dựng khác, nguồn vốn Nhà nước, vốn tư nhân, vốn góp,…
Có thể bạn quan tâm: Thiết kế nhà phố tại Đà Nẵng
Chi phí dự án đầu tư xây dựng
Chi phí của dự án đầu tư xây dựng được phân bổ cho các chi phí lập dự án, chi phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng và chi phí quản lý dự án xây dựng. Các chi phí cụ thể được tính như sau:
Chi phí lập dự án đầu tư xây dựng
Chi phí lập dự án đầu tư xây dựng sẽ bao gồm các khoản phí tư vấn như chi phí tư vấn lập dự án và chi phí tư vấn đầu tư dự án. Chi phí tư vấn thường được xác định theo phân cấp của công trình và được xác định dựa trên mức tỷ lệ phần trăm (%) tương ứng với quy mô các chi phí bỏ ra trong dự án xây dựng (bao gồm chi phí xây dựng, phí thiết bị hoặc phí xây dựng).
Chi phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng
Chi phí thẩm định dự án thường được chi trả cho cơ quan chuyên môn có thẩm quyền lập thẩm định và thẩm tra công trình xây dựng. Mức gia chi trả cho quy trình thẩm định thường không quá 150.000.000 đồng/dự án. Căn cứ vào tổng mức đầu tư của dự án được phê duyệt và mức thu, ta có thể tính được biểu phí thẩm định của một dự án đầu tư xây dựng.
Chi phí quản lý dự án đầu tư xây dựng
Căn cứ tại điểm d khoản 4 Điều 4 Nghị định của Chính phủ số 68/2019, chi phí quản lý dự án xây dựng bao gồm chi phí khi tổ chức thực hiện các công việc từ giai đoạn chuẩn bị đến thực hiện và cuối cùng là giai đoạn kết thúc. Tùy vào mức độ quan trọng và quy mô của từng loại dự án khác nhau mà chi phí tại mỗi giai đoạn cũng khác nhau.
Bài viết trên tổng hợp những thông tin và quy trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng chi tiết. Liên hệ hotline 0876 68 68 69 nếu bạn cần EnBasic tư vấn về quy trình thực hiện và xây dựng công trình. Cảm ơn bạn đã theo dõi và hẹn gặp bạn vào các bài viết tiếp theo nhé.